Xăng tăng thêm 800 đồng một lít

vancong
Bình luận: 1Lượt xem: 1,070

vancong

Hết mình vì Ô hát!
18 giờ chiều nay, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định chấp nhận cho các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối được bán xăng với giá mới là 16.300 đồng thay cho mức 15.500 đồng hiện tại.
Từ ngày mai, mỗi lít xăng A92 sẽ tăng thêm 800 đồng; dầu hỏa, diezel tăng thêm 1.000 đồng. Như vậy, dầu hỏa lên mức 14.300 đồng một lít, còn dầu diezel có giá bán mới 15.200 đồng. Riêng dầu mazút có mức tăng thấp nhất: 500 đồng, lên 12.700 đồng một kg.
Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng và các loại dầu vẫn giữ nguyên như hiện hành. Liên bộ Tài chính - Công Thương cũng yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục trích một khoản tiền cho quỹ bình ổn giá như thời điểm hiện tại.
Quyết định này vừa được ban hành lúc 18h và cho phép doanh nghiệp tự quyết định thời điểm niêm yết giá bán mới song không được trước 0h ngày mai 20/11.
Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ ngày mai. Ảnh: Hoàng Hà. Liên bộ Tài chính - Công Thương ghi nhận hiện nay giá dầu thế giới đang ở ngưỡng rất cao với mức 80 USD một thùng dầu và khoảng 85 USD đối với mỗi thùng xăng thành phẩm. So với giá bình quân của chu kỳ 20 ngày trước, mỗi thùng dầu diezel, dầu hoả và xăng đã tăng khoảng 5 USD một thùng. Như vậy, với giá bán này, các doanh nghiệp đang lỗ bình quân khoảng 1.000 đồng mỗi lít xăng và dầu.
Hồi đầu tuần, có ít nhất 3 doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị được tăng giá bán khoảng 1.000 đồng đối với mỗi lít xăng và dầu. Kiến nghị của các doanh nghiệp đưa ra vào ngày thứ 22 trong quy định 20 ngày của mỗi đợt điều chỉnh. Trước đó, ngày 24/10, giá bán lẻ xăng dầu có một đợt điều chỉnh, trong đó mỗi lít xăng tăng thêm 300 đồng và 500 đồng với mỗi lít dầu diezel.
Theo quy định từ ngày 15/12, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều hành theo cách thức mới, nghĩa là một tháng có thể tăng tới 3 lần, thay vì 20 ngày một lần như hiện tại. Đối với các đợt giảm giá, tần suất tăng không hạn chế nếu giá thế giới liên tục biến động. Các doanh nghiệp được quyền tăng hoặc giảm giá xăng dầu theo thế giới và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình mà không cần xin phép.
Trong đó, nếu giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp lỗ đến 7% doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá trong phạm vi đến 7%. Nếu giá thế giới tăng 7-12%, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng thêm 7%, cộng với 60% mức tăng trong dư địa 7-12%, 40% còn lại được bù lỗ bởi quỹ bình ổn. Trong trường hợp tăng trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp. Phần vốn biến động còn lại sẽ xử lý thông qua quỹ bình ổn giá.
(Theo VNEXpress)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên