Làm sạch bộ chế hoà khí

khoadongluc
Bình luận: 2Lượt xem: 3,156

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
một vài điều nên biết về chế hòa khí

Bộ chế hòa khí hay bình xăng con là một dụng cụ dùng để trộn không khínhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp và cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Bộ phận này hiện vẫn được sử dụng trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hay trong các ô tôô tô đua nhỏ. Tuy nhiên, đa số các xe ô tô được sản xuất từ sau đầu thập niên 1980 dùng hệ thống phun nhiên liệu được điều khiển bởi máy tính thay cho bộ chế hòa khí. Đa số các xe mô tô hiện nay vẫn dùng bộ chế hòa khí do hệ thống này nhỏ gọn, rẻ tiền và dễ sửa chữa. Nhưng từ năm 2005, nhiều thiết kế xe mô tô đã dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử.




Đầu tiên, xăng được chuyển vào buồng phao (float chamber) thông qua ống dẫn đầu vào (feed pipe)và đường dẫn nhiên liệu (fuel inlet). Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại. Khi piston chuyển động xuống dưới xi lanh, áp suất trong xi lanh giảm xuống. Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hổn hợp xăng + không khí, tỹ lệ xăng/không khí thông thường vào khoãng 1g xăng/14,7g không khí. Nếu lượng xăng> 1g/14,7g không khí hổn hợp được gọi là hổn hợp giàu, được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hổn hợp giàu sẽ sinh ra hiện tượng đống muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xã, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, "ăn xăng". Nếu lượng xăng< 1g/14,7g không khí hổn hợp được gọi là hổn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hổn hợp nghèo công suất giảm, lực moment giảm (động cơ bị yếu) sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.


Ngoài chuyện bugi yếu điện hoặc tắc xăng thì gió là yếu tố quan trọng để cho xe dễ nổ máy và chạy êm, lượng gió cần điều chỉnh vừa đủ vào bộ chế hoà khí, vì nó cũng là tác nhân làm cho xe máy dư hay thiếu nhiên liệu.
Điều gió vào trong máy Ở bình xăng con có hai ốc chỉnh, một nằm ngay hướng dây ga, thường gọi là ốc gió, dùng chỉnh ga lăng ti, tức chỉnh lượng gió vào trực tiếp vừa đủ cho xe nổ êm, nhẹ lúc không tải, và một con ốc nữa nằm kề bên, gọi là ốc xăng, nhưng thực chất nó cũng dùng để chỉnh gió. Muốn cho xăng xuống buồng đốt nhiều hay ít thì chỉnh ốc này làm lượng gió vào nhiều sẽ hút xăng xuống và ngược lại.
Lượng xăng, gió căn chỉnh không đúng sẽ khó nổ. Hoặc nổ rồi, lên ga lại bị tắt máy hay xe chạy lề rề, không hoạt động như bình thường. Gặp tình huống đó nhiều khi phải kéo le gió (air) phía trái của tay lái. Hoặc cho xe nổ chừng 5-7 phút, nóng máy lên mới có thể chạy được. Đó là tình trạng thiếu xăng, chạy trong trường hợp này động cơ rất nóng, các thiết bị trong máy có độ giãn nở, tạo ma sát cao, làm giảm tuổi thọ của máy.
Điều gió từ bên ngoài
Bộ lọc gió cũng nằm trong hệ thống đưa gió vào máy. Nếu bị bẩn, nhất là xe hoạt động thường xuyên trong môi trường bụi bặm, cần phải vệ sinh định kỳ bộ lọc gió này. Thông thường từ 5 tháng đến 1 năm, cần rửa miếng xốp lọc bụi trong hộp gió một lần. Nếu là loại bằng giấy, bẩn quá, phải thay mới. Không nên chải bụi rồi lấy kim châm thêm lỗ cho thông như nhiều nơi vẫn thường phục hồi. Vì bụi bặm bị cuốn vào nhiều dễ gây hư pít tông, bạc và làm hao xăng, xe chạy thường bị "hẫng".
Để giữ cho bình lọc gió không bẩn, người sử dụng cũng cần giữ cho xe sạch. Ngoài ra, bùn đất bám nhiều ở các phiến tản nhiệt sẽ làm giảm khả năng giải nhiệt cho máy khi vận hành.
 

hungnguyen012

Tài xế O-H
một vài điều nên biết về chế hòa khí

Bộ chế hòa khí hay bình xăng con là một dụng cụ dùng để trộn không khínhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp và cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Bộ phận này hiện vẫn được sử dụng trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hay trong các ô tôô tô đua nhỏ. Tuy nhiên, đa số các xe ô tô được sản xuất từ sau đầu thập niên 1980 dùng hệ thống phun nhiên liệu được điều khiển bởi máy tính thay cho bộ chế hòa khí. Đa số các xe mô tô hiện nay vẫn dùng bộ chế hòa khí do hệ thống này nhỏ gọn, rẻ tiền và dễ sửa chữa. Nhưng từ năm 2005, nhiều thiết kế xe mô tô đã dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử.




Đầu tiên, xăng được chuyển vào buồng phao (float chamber) thông qua ống dẫn đầu vào (feed pipe)và đường dẫn nhiên liệu (fuel inlet). Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại. Khi piston chuyển động xuống dưới xi lanh, áp suất trong xi lanh giảm xuống. Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hổn hợp xăng + không khí, tỹ lệ xăng/không khí thông thường vào khoãng 1g xăng/14,7g không khí. Nếu lượng xăng> 1g/14,7g không khí hổn hợp được gọi là hổn hợp giàu, được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hổn hợp giàu sẽ sinh ra hiện tượng đống muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xã, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, "ăn xăng". Nếu lượng xăng< 1g/14,7g không khí hổn hợp được gọi là hổn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hổn hợp nghèo công suất giảm, lực moment giảm (động cơ bị yếu) sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.


Ngoài chuyện bugi yếu điện hoặc tắc xăng thì gió là yếu tố quan trọng để cho xe dễ nổ máy và chạy êm, lượng gió cần điều chỉnh vừa đủ vào bộ chế hoà khí, vì nó cũng là tác nhân làm cho xe máy dư hay thiếu nhiên liệu.
Điều gió vào trong máy Ở bình xăng con có hai ốc chỉnh, một nằm ngay hướng dây ga, thường gọi là ốc gió, dùng chỉnh ga lăng ti, tức chỉnh lượng gió vào trực tiếp vừa đủ cho xe nổ êm, nhẹ lúc không tải, và một con ốc nữa nằm kề bên, gọi là ốc xăng, nhưng thực chất nó cũng dùng để chỉnh gió. Muốn cho xăng xuống buồng đốt nhiều hay ít thì chỉnh ốc này làm lượng gió vào nhiều sẽ hút xăng xuống và ngược lại.
Lượng xăng, gió căn chỉnh không đúng sẽ khó nổ. Hoặc nổ rồi, lên ga lại bị tắt máy hay xe chạy lề rề, không hoạt động như bình thường. Gặp tình huống đó nhiều khi phải kéo le gió (air) phía trái của tay lái. Hoặc cho xe nổ chừng 5-7 phút, nóng máy lên mới có thể chạy được. Đó là tình trạng thiếu xăng, chạy trong trường hợp này động cơ rất nóng, các thiết bị trong máy có độ giãn nở, tạo ma sát cao, làm giảm tuổi thọ của máy.
Điều gió từ bên ngoài
Bộ lọc gió cũng nằm trong hệ thống đưa gió vào máy. Nếu bị bẩn, nhất là xe hoạt động thường xuyên trong môi trường bụi bặm, cần phải vệ sinh định kỳ bộ lọc gió này. Thông thường từ 5 tháng đến 1 năm, cần rửa miếng xốp lọc bụi trong hộp gió một lần. Nếu là loại bằng giấy, bẩn quá, phải thay mới. Không nên chải bụi rồi lấy kim châm thêm lỗ cho thông như nhiều nơi vẫn thường phục hồi. Vì bụi bặm bị cuốn vào nhiều dễ gây hư pít tông, bạc và làm hao xăng, xe chạy thường bị "hẫng".
Để giữ cho bình lọc gió không bẩn, người sử dụng cũng cần giữ cho xe sạch. Ngoài ra, bùn đất bám nhiều ở các phiến tản nhiệt sẽ làm giảm khả năng giải nhiệt cho máy khi vận hành.
Bác cho e hỏi thêm là .2 con ốc chỉnh gió với xăng dó .mình chỉnh nhu thế nào là dúng vậy.nếu mình tháo ra vệ sinh xong .mún canh lại tù dầu thi mình chỉnh con ốc nào truóc vậy bác .
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên