Các Bác Ơi, Giúp E Với .có Hai Câu Hỏi Về Phanh.e Bó Tay .bác Nào Giúp E Trả Lời Hai Câu Này Nhé.tks

H
Bình luận: 14Lượt xem: 3,359

hondacuper

Tài xế O-H
Bạn có hiểu thế nào là hai dòng chéo, và hai dòng trước không, nếu hiểu bạn sẽ bịa ra được sơ đồ của mình còn nguyên lý thì như các hệ thống phanh trợ lực thuỷ lực khác
 

balong_autotn

Tài xế O-H
bác là sv trường nào vậy.bác học cao đẳng hay ĐH ,đấy là những nguyên lý cơ bản nhất mà bác ko trình bày được thì sau này bác làm việc sao được.tự tìm hiểu lấy đi bác ạ,hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi bác đã nỗ lực hết mình mà kết quả ko được như mong đợi.chúc bác thành công:3:
 

haui1271992

Tài xế O-H
e đang là sv năm 2 trường ĐH công nghiệp Hn.2 câu này khó quá.thực sự mh cũng không hỉu lắm về hai dòng chéo, và hai dòng trước.giải thích giúp mh đc không
??? tks
 

balong_autotn

Tài xế O-H
mình nói nôm na thế này nhé:xylanh phanh chính là một xylanh kép,tức là bên trong nó có hai xylanh làm việc độc lập.mà xe thì có 4 bánh.
-khi thiết kế hai dòng tréo thì một xylanh sẽ tạo áp lực để phanh 1 bánh trước bên trái và một bánh sau bên phải,xylanh còn lại sẽ tạo áp lực để phanh 1 bánh trước bên phải và một bánh sau bên trái.
- nếu thiết kế theo kiểu 2 dòng trước sau thì một xy lanh sẽ tạo áp lực phanh lên hai bánh trước và một xylanh tạo áp lực phanh lên 2 banh sau.
đó là nguyên lý về kết cấu .còn nguyên lý làm việc thì cũng giống như phanh thủy lực bt.ngoài ra bạn còn phải biết vì sao lại phải thiết kế hai dòng và ưu nhược điểm của mỗi kiểu.
văn phong hơi lủng củng bạn thông cảm vì tôi ko có nghiệp vụ sư :((phạm.
 

phikien305electric

Tài xế O-H
tui đang nghĩ nhà bạn nghèo quá không có tiền mua sách chăng,đây là những khái niệm rất cơ bản mà bất ký 1 quyển sách chuyên nghành nào cũng nhắc tới
sách là ông thấy số 2 của chũng ta,chúc bạn học tốt
 

lacetti

Tài xế O-H

samson_auto

Tài xế O-H
Tôi nghĩ e nó cũng đã tìm hiểu trong sách rồi nhưng không thấy nên mới hỏi. Chứ có ai có sách nói rõ rành rành mà đi hỏi người khác. Các bác thích thì trả lời, ko thích thì thôi, làm gì mà cứ phải mỉa ng khác.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
Tôi nghĩ e nó cũng đã tìm hiểu trong sách rồi nhưng không thấy nên mới hỏi. Chứ có ai có sách nói rõ rành rành mà đi hỏi người khác. Các bác thích thì trả lời, ko thích thì thôi, làm gì mà cứ phải mỉa ng khác.
cụ balong_autotn đã chỉ cho cụ khái quát về kết cấu của phanh thủy lực dẫn động 2 dòng rồi đấy.
cụ lacetti còn tận tình đưa cả link tài liệu của thầy Việt cho bạn nữa
còn thế nào là phanh dẫn động thủy lực,kết cấu dẫn động,nguyên lý dẫn động, cụ chỉ mất 30 phút để đọc,cụ hiểu từ đầu đến đuôi.
có cuốn này em nghĩ cụ nên đọc:"hệ thống thắng trên xe ô tô- Nguyễn Thành Trí& Châu Ngọc Thạch".
anh em đã cố gắng kiếm giúp cụ cái cần, còn có câu được cá hay không là tùy vào cụ!
một góp ý nho nhỏ với cụ,cụ đã làm những ai có ý giúp cụ mất lòng.
chúc cụ học tốt!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Tôi quên mất, trong câu hỏi của bạn còn yêu cầu cả nguyên lý hoạt động nữa, tôi gửi nốt để bạn nghiên cứu.

Dẫn động hai dòng là là xi lanh chính (tổng phanh) có hai pít tông (hai buồng công tác) từ hai buồng có hai đầu ra độc lập dẫn đến các xi lanh bánh xe của ôtô. Xi lanh chính có cấu tạo như vậy gọi là xi lanh loại "tăng đem" (hình 1).
Có nhiều phương án bố trí hai dòng độc lập đến các bánh xe, ở đây giới thiệu hai phương án tiêu biểu thường được sử dụng hơn cả, đó là sơ đồ trên hình 1a và hình 1b.
Ở sơ đồ hình 1a thì một dòng được dẫn động ra hai bánh xe cầu trước còn một dòng được dẫn động ra hai bánh xe cầu sau. Với cách bố trí này một trong hai dòng bị rò rỉ dòng còn lại vẫn có tác dụng. Ở sơ đồ hình 1b thì một dòng được dẫn tới một bánh xe phía trước và một bánh xe phía sau so le nhau, còn một dòng được dẫn tới hai bánh xe so le còn lại.
Trong trường hợp này khi một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có tác dụng và lực phanh vẫn sinh ra ở một cặp bánh xe so le trước và sau.

Cấu tạo xi lanh tăng đem (Hình 2): Trong xi lanh chính của loại này bố trí hai pít tông: pít tông số 1, pít tông số 2. Ứng với mỗi khoang của pít tông trên xi lanh đều có hai cửa dầu: một cửa nạp dầu và một cửa bù dầu, như đối với xi lanh chính loại đơn đã xét. Một bình chứa dầu chung đặt trên xi lanh chính và có hai đường dẫn tới hai khoang làm việc của hai pít tông. Hai lò xo hồi vị số 1 và số 2 có tác dụng đẩy pít tông về vị trí tận cùng bên phải khi ở trạng thái chưa làm việc.
Pít tông số 1 được chặn bởi vòng chặn và vòng hãm, còn pít tông số 2 được chặn bởi bu lông bắt từ vỏ xi lanh.



Nguyên lý hoạt động (Hình 3):
Ở trạng thái chưa làm việc cả pít tông số 1 và số 2 đều nằm ở vị trí tận cùng phía bên phải, lúc này các lỗ bù dầu và nạp dầu của cả hai buồng đều thông với các khoang trước và sau của mỗi pít tông.
Khi đạp phanh, trước hết pit tông số 1 dịch chuyển sang trái khi đã đi qua lỗ nạp dầu thì áp suất dầu ở khoang phía trước của pít tông số 1 sẽ tăng để cùng lò xo số 1 tác dụng lên pít tông số 2 cùng dịch chuyển sang trái (hình 3a). Khi pít tông số 2 đi qua lỗ nạp dầu thì khoang phía trước của pít tông số 2 cũng được làm kín nên áp suất bắt đầu tăng. Từ hai cửa ra của xi lanh chính, dầu được dẫn tới các xi lanh bánh xe. Khi nhả bàn đạp phanh dưới tác dụng của các lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, ở bàn đạp phanh và các lò xo hồi vị pít tông trong xi lanh chính thì các pít tông 1 và 2 được đẩy trả về vị trí ban đầu. Dầu từ xi lanh bánh xe được hồi về xi lanh chính, kết thúc quá trình phanh (hình 3b).
Đối với xi lanh chính dẫn động hai dòng loại "tăng đem", nếu một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có khả năng làm việc để thực hiện phanh các bánh xe của dòng còn lại (xem hình 3c,d).
Giả sử dòng dẫn đến phanh cầu trước bị đứt (hình 3c), khi này đạp phanh pít tông 1 sẽ đẩy dầu tác động lên pit tông 2, pit tông số 2 sẽ chạy tự do đến khi chạm vào xi lanh thì nó dừng lại. Do pít tông 1 tiếp tục dịch chuyển nên áp suất dẫn đến các phanh cầu sau tăng, thực hiện phanh các bánh xe sau. Như vậy trong trường hợp này phanh ở bánh xe cầu trước mất nhưng phanh ở bánh xe cầu sau vẫn còn tác dụng. Trường hợp dòng dẫn đến phanh cầu sau bị đứt (hình 3d) thì quá trình diễn ra tương tự.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Khi post bài trên bị thiếu hình nhưng không vào được mục sửa bài để bổ sung hình vẽ. Vì vậy phải up hình vẽ vào bài sau, các bạn thông cảm nhé!

 

nguyenquynh2809

Tài xế O-H
Mình gửi bạn cái này xem thử nhé,ok thì đổ xăng mình với há.

P van kép được dùng trong phanh bố trí dạng mạch chéo ở xe FF.Về cơ bản nó được xem như 2 P van hoạt động độc lập.
 

phanminhnhat

Học việc
Mình gửi bạn cái này xem thử nhé,ok thì đổ xăng mình với há.

P van kép được dùng trong phanh bố trí dạng mạch chéo ở xe FF.Về cơ bản nó được xem như 2 P van hoạt động độc lập.

Bác nguyenquynh2809 cho phép em góp ý thêm một chút nhé!:D
Hình vẽ bác nguyenquynh2809 đưa lên là van điều hòa lực phanh và mục đích của van này là điều chỉnh lại áp suất thủy lực trên các xilanh bánh xe cầu trước và cầu sau phù hợp với sự chênh lệch phân bố tải trọng giữa 2 cầu.
VD như trên xe FF do cầu trước chủ động, động cơ lại đặt trước nên tải trọng phân bố lên cầu trước lớn hơn so với cầu sau. Khi đạp phanh do tải trọng tác dụng lên cầu sau nhỏ hơn nên các bánh xe cầu sau sẽ nhanh chóng bị bó cứng mà khi có bất kỳ bánh xe nào bị bó cứng quá sớm thì sẽ gây mất ổn định cho quá trình phanh xe. Vì vậy lực phanh phân bố cho cầu sau và trước chắc chắn phải khác nhau và bộ điều hòa lực phanh sẽ làm nhiệm vụ này.
 

thiepviet

Tài xế O-H
Ðề: các bác ơi, giúp e với .có hai câu hỏi về phanh.e bó tay .bác nào giúp e trả lời hai câu này nhé

Bác hỏi thế này, mà thầy nghe được chắt buồn lắm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên