Hệ thống treo ôtô (Phần 2)

khoadongluc
Bình luận: 10Lượt xem: 7,656

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Khớp Cầu

Khớp cầu chịu tải trọng theo phương thẳng đứng cũng như phương ngang, và cũng có tác dụng như một tâm quay cho khớp lái khi quay vô lăng.



1 Chốt
2 Cao su chắn bụi
3 Đế khớp cầu
4 Thân
5 Giảm chấn cao su

Thanh Ổn Định

Khi xe quay vòng, nó nghiêng ra ngoài do lực ly tâm. Thanh ổn định điều khiển việc này bằng lực xoắn của lò xo, và giữ cho lốp bám xuống mặt đường. Nó cũng hoạt động nếu các lốp xe ở một bên chạy qua những bề mặt có độ cao khác nhau.
Khi xe bị nghiêng và lốp xe bị chìm xuống một phía, thanh ổn định bị xoắn lại và có tác dụng như một lò xo, nó nâng lốp xe (thân xe) ở phía bị chìm lên phía trên.
Trong trường hợp các lốp xe bị chìm cả hai bên bằng nhau, thì thanh ổn định không hoạt động như chức năng của lò xo vì nó không bị xoắn.



1 Thanh ổn định

Các Loại Hệ Thống Treo
Có 2 loại hệ thống treo, tuỳ theo cách đỡ các bánh xe.


1 Hệ thống treo phụ thuộc

Cả 2 bánh xe đều được nối với một cầu xe, cầu xe được lắp lên thân xe qua lò xo.
Do cả bánh xe và cầu xe chuyển động theo phương thẳng đứng cùng với nhau, sự chuyển động của bánh xe bị ảnh hưởng lẫn nhau. Loại hệ thống treo này có cấu tạo đơn giản và cứng vững.


A Loại dầm xoắn

Gồm có các đòn kéo (đòn treo) bên phải và bên trái được nối với dầm ngang. Tương tự hệ thống treo loại thanh nối, các lò xo chỉ chịu lực theo phương thẳng đứng. Nó có cấu tạo đơn giản và mang lại tính êm dịu chuyển động tốt. Loại hệ thống treo này được sử dụng trên hệ thống treo sau của xe FF loại nhẹ.

1 Giảm chấn
2Lò xo trụ
3Dầm ngang
4 Đòn treo
5Thanh ổn định

B Loại 4 thanh nối

Các đòn treo điều khiển trên và dưới được lắp vào thân xe theo chiều dọc và một đòn khác được lắp theo chiều ngang từ một đầu vào cầu xe và một đầu vào thân xe. Các đòn treo này chịu lực tác dụng lên cầu xe theo phương dọc và ngang, cho phép lò xo chịu lực theo chiều thẳng đứng. Cấu tạo của loại hệ thống treo này tương đối phức tạp, mặc dù nó mang lại tính êm dịu chuyển động cao hơn loại lò xo lá (nhíp). Nó được sử dụng trên hệ thống treo sau của các xe 1 khoang, SUV (xe thể thao đa dụng), FR và 4WD.


1Lò xo trụ
2Thanh điều khiển ngang
3Đòn treo trên
4 Giảm chấn



C Loại lò xo lá (nhíp)


Mỗi đầu của cầu xe nối với bánh xe được gắn một bộ lò xo lá. Các lò xo lá, được đặt song song với nhau, được lắp lên thân xe theo chiều dọc. Lực tác dụng lên cầu xe được truyền đến thân xe qua các lò xo. Loại này được sử dụng chủ yếu trên hệ thống treo sau của các xe chở hàng và xe tải do có cấu tạo đơn giản và cứng vững.



1Vỏ cầu sau
2Giảm chấn
3Lò xo lá


2 Hệ thống treo độc lập
Mỗi bánh xe được đỡ bởi một đòn treo độc lập, được lắp lên thân xe qua một lò xo. Loại hệ thống treo này có thể hấp thụ có hiệu quả độ nhấp nhô của mặt đường xấu và mang lại tính êm dịu chuyển động cao do từng bánh xe chuyển động lên xuống độc lập so với các bánh xe khác.


1 Loại thanh giằng macpheson

Đây là loại hệ thống treo không có đòn treo trên, do đó nó có cấu tạo đơn giản hơn so với loại hình thang. Nó có thể được bảo dưỡng dễ dàng hơn do có ít bộ phận. Nó được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo trước của xe FF.


1Thanh ổn định
2Đòn treo dưới
3Lò xo trụ
4Giảm chấn
2 Loại hình thang

Bao gồm các đòn treo trên và dưới đỡ các bánh xe và cam lái nối với các đòn treo này. Các đòn treo chịu các cực theo phương dọc và ngang, cho phép các lò xo chịu lực theo phương thẳng đứng.
Mặc dù kết cấu này phức tạp do nó có nhiều chi tiết, nhưng nó có độ cững vững cao để đỡ chắc chắn các bánh xe.
Do việc bố trí hệ thống treo này có thể được thiết kế tự do, nó đem lại tính êm dịu chuyển động và ổn định chuyển động tốt. Nó được sử dụng rộng rãi cho xe FR.


1 Đòn treo trên
2 Giảm chấn
3 Lò xo trụ
4 Đòn treo dưới
5 Thanh ổn định
3 Loại đòn treo bán dọc

Các đòn treo phía sau được lắp với một góc nhất định vào dầm hệ thống treo sau để chịu được lực ngang lớn hơn. Thiết kế này có tác dụng giống như khi đòn treo được làm cững vững hơn. Nó được sử dụng cho hệ thống treo sau của một số xe FR.


1 Giảm chấn
2 Thanh ổn định
3 Lò xo trụ
4 Dầm hệ thống treo sau
5 Đòn treo sau
3 Hệ thống treo khí
Dùng đệm không khí nhờ vào tính đàn hồi của không khí, thay cho lò xo thép. Hấp thụ được những rung động nhỏ và mang lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn, do lợi dụng tính chất đàn hồi của không khí khi bị nén lại.
Do có một máy tính làm thay đổi áp suất và thể tích không khí tuỳ theo điều kiện lái xe, độ êm dịu của đệm và chiều cao của chúng (có nghĩa là chiều cao xe) có thể thay đổi được.



1 Đệm không khí
2 Buồng khí phụ
3 Buồng khí chính
4 Màng di động
5 Máy nén
LƯU Ý:
Cũng còn có một loại hệ thống treo khác tên là "AHC" (Hệ thống treo điều khiển độ cao chủ động), nó dùng áp suất thuỷ lực để điều chỉnh độ cao xe.
Góc Đặt Bánh Xe
Để ổn định chuyển động, xe ôtô phải có tính năng chuyển động thẳng tốt và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua.
Do đó, các bánh xe phải được lắp với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng mục đích cụ thể. Các góc này được gọi là góc đặt bánh xe.

A Góc Camber
Đây là góc nghiêng của bánh xe khi nhìn từ phía trước của xe.

Nó ảnh hưởng đến độ bám đường của lốp, do đó ảnh hưởng đến tính năng quay vòng của xe.

θ a : Góc Camber

Góc này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.

B Góc Kingpin
Đây là góc nghiêng của trục lái, nó có tác dụng giảm chấn động từ lốp xe.

θ b: Góc Kingpin
Đây là góc nghiêng của trục lái.

L: Độ lệch kingpin
Đây là khoảng cách đo được trên mặt đất từ đường tâm của lốp đến giao điểm của đường tâm trục lái và mặt đường.
LƯU Ý:
Góc kingpin là đường thẳng nối khớp cầu trên và khớp cầu dưới, và tâm quay của bánh xe trước khi quay vô lăng.

1 Khớp cầu trên
2 Khớp cầu dưới


C Góc Caster
Khi nhìn xe từ phía bên sườn, trục lái bị nghiêng về sau.

θc : Góc Caster
Đây là góc giữa trục lái và đường thẳng đứng. Góc này tạo ra lực hồi vị vôlăng về vị trí hướng thẳng, do đó nó cho phép xe giữ được hướng đi thẳng.

L : Khoảng Caster
Đây là khoảng cách giữa tâm tiếp xúc với mặt đường của lốp và giao điểm với mặt đường của đường tâm trục lái kéo dài.

D Bán kính quay vòng
Đây là góc quay của một trong các bánh trước khi quay vô lăng.
Bánh xe trước bên trong và bên ngoài quay với một góc khác nhau sao cho chúng vẽ nên những vòng tròn có tâm trùng nhau, điều đó để đảm bảo tính năng quay vòng của xe ôtô.


θo:Góc quay của bánh xe bên ngoài
θi :Góc quay của bánh xe bên trong
O: Tâm quay

E Độ chụm (chụm trong và chụm ngoài)
Khi nhìn xe ôtô từ phía trên, cả hai bánh xe trước thường hướng vào trong. Trạng thái đó được gọi là "Độ chụm trong", và nó giúp cho xe chạy thẳng. Nó được gọi là "Độ chụm ngoài", khi bánh xe trước hướng ra ngoài.

1 Độ chụm trong
2 Độ chụm ngoài

LƯU Ý:
Cả các bánh xe trước và sau đều có góc đặt, trừ các bánh xe của cầu xe trên xe FR có hệ thống treo phụ thuộc phía sau
 

0985631099

Tài xế O-H
Mình đang làm thiêt kế, bảo dưỡng hệ thống treo "AHC" (Hệ thống treo điều khiển độ cao chủ động). Được lắp trên xe LEXUS LX 470, xin nhờ các cao thủ chỉ giáo, Ae nào có tài liệu về hệ thống này cho xin với .
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên