Máy khoan xoắn ruột gà

A
Bình luận: 0Lượt xem: 5,075

auto_vnn

Tài xế O-H
Công dụng: khoan đào vào lòng đất thi công cọc khoan nhồi băng mũi khoan ruột gà.
Cấu tạo : gồm máy bánh xích cơ sở, đỡ trụ khoan, trên đầu trụ có thanh ngang đầu trụ, cụm dẫn động gồm động cơ thủy lực qua rôtô. Hộp giảm tốc làm quay trục khoan và ruột gà theo hướng bệ dẫn. Trục khoan quay tròn kéo theo mũi khoan cũng quay theo hình xoắn ruột gà, theo hình trôn ốc và nó đi sâu vào lòng đất. Đất được đẩy lên theo xoắn ruột gà.
Thiết bị chủ yếu là máy khoan giống như cọc nhồi đường kính lớn. Cần khoan là mũi khoan (giống mũi khoan gỗ) cần khoan có dạng như ruột gà, khoan đưa đất lên bằng các cánh xoắn của cần khoan (khác với cọc nhồi phổ biến ở Việt Nam là khoan bằng gầu cắt và sử dụng cần Kellybar, khoan trong dung dịch). Trong cần khoan là một ống ở giữa để bơm bê tông.
- Sau khi khoan bê tông được bơm thông qua cần khoan có lỗ dưới mũi cần khoan, vừa bơm bê tông vừa rút cần.
- Công nghệ này chủ yếu dùng để khoan khô (không có dung dịch giữ thành). Công nghệ này ở nước ta chỉ thích hợp với địa chất các vùng miền núi, những vùng địa chất có mực nước ngầm thấp (theo mình nghĩ mực nước ngầm thấp hơn cả cao trình mũi cọc). Có thể khoan khi có dung dịch giữ thành, nhưng hình như rất hiếm gặp
Hạn chế của công nghệ này là đường kính lớn nhất của cọc là 600 mm, bê tông sử dung là cốt liệu tương ứng vưói bê tông dùng để bơm, chiều dài cọc cũng chỉ có thể nằm trong khoảng 30 - 35 m. Nguyên nhân là để thi công theo công nghệ này do ma sát giữa đất và cần khoan là rất lớn, nên moment xoắn của thiết bị cần là lớn, do vậy muốn nâng kích thước (đường kính, độ sâu), đồng nghĩa với việc tăng lực xoắn của máy và trọng lượng của máy cơ sở điều này liên quan đến vấn đề hiệu quả kinh tế, mặt khác khi gặp chướng ngại vật thì vô phương. Chính vì vậy mà tuy có ưu điểm là đổ bê tông ở trạng thái khô (không trong dung dịch), và thành hố khoan ít [FONT=&quot]bị phá huỷ nhưng công nghệ này không được phát triển do những hạn chế nêu trên.
[/FONT]






Phạm vi áp dụng: là các vùng đồi núi có mực nước ngầm thấp, thích hợp cho các công trình nhỏ và đòi hỏi đường kính lỗ khoan không lớn lắm. Nó là cách tạo lỗ khô và thicoong đẩy đất lên theo cách ruột gà nên không gây cản trở khi thi công không gây tắc nghẽn khi khoan. Khác với máy đóng cọc là xuyên đất theo phương ngang thì máy khoan ruột gà lại tạo lực theo phương ngang. Dùng mômen xoắn để khoan. Máy này có nhược điểm là mũi khoan khó chế tạo và nó không thể khoan sâu, nó 30- 35 m và đường kính của nó tối đa cũng chi được 600mm. Trên thế giới phương pháp nàn đã được áp dụng lâu rồi, ở việt nam cũng đã được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực như trắc đặc, khảo sát trước khi thi công.

Ngoài ra còn có một số phương pháp hiện đại khác như:
Bơm phản tuầnhoàn. Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp sói rửa, khoan hay đào, còn việc lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn. Hệ thống bơm này hút toàn bộ đất mùm khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào) thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch bentonite chứa đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên không thể dùng lại được như kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn. Ở kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều, do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch bentonite.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên