Tại Sao Phải Căn Chỉnh Góc Đặt Bánh Xe

T
Bình luận: 8Lượt xem: 4,325

tuvanoto

Tài xế O-H
Xe của bạn chạy hàng ngày do mòn cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái ( rô tuyn lái, rô tuyn đứng, càng A, giảm xóc, lò xo...) dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều này làm cho các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng dẫn đến lốp xe bị mòn không đều ( vì bị kéo lê trong khi quay), vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng, người lái luôn phải ép một lực vào vô lăng để giữ cho xe chạy thẳng, dẫn đến tổn hao xăng và mất an toàn. ( Khi xe đang vào cua mà bị xóc - hai bánh lái sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng làm dẫn đến hiện tượng cướp tay lái hay còn gọi là " mất lái")
Mặt khác do đường xấu và không phẳng nên bánh xe có xu hướng bị mòn không đều dẫn đến bánh xe có hình côn ( mắt thường không nhìn thấy được). Chỉ cần chênh nhau 1mm về chu vi giữa bên phải và bên trái, thì khi xe lăn bánh chục mét hoặc 100 m thì độ vít là đáng kể.
Trong quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất ô tô cứ sau 10.000 km phải căn chỉnh lại góc đặt bánh xe và cân đảo lốp
[video=youtube;N5zOsb-VFjI]http://www.youtube.com/watch?v=N5zOsb-VFjI&feature=relmfu[/video]
 

auto22

Tài xế O-H
bác bảo sau 10000 km phải điều chỉnh lại gócđặt bánh xe. vậy theo bác đối với cascxe du lịch đời mới sử dụng hệ thống treo độc lập như bác đã đưa ở VIDEO , thì phải điều chỉnh những gì . Camber , caster , kingpin hay độ chụm.
 

transmart7

Tài xế O-H
góc đặt bánh xe, ảnh hưởng lớn đến tình trạng lốp xe.
vị trí mòn của bánh xe ( mòn giữa, mòn vảy, mòn 1, hoặc 2 vai lốp,... )biểu hiện sự không chính xác trong từng góc đặt ( độ chụm, camber...).
Vì thế không có mục điều chỉnh góc đặt định kỳ.
tùy theo Tải của xe, và tuổi thọ của gầm xe, thì ta kiểm tra tình trạng lốp xe, và chẩn đoán.
Việc điều chỉnh cần có thời gian và hướng dẫn theo quy trình tiêu chuẩn, không bao giờ làm khác đi được.
Videos trên mô tả góc đặt ảnh hưởng như thế nào với lốp xe. Cảm ơn bác đóng góp.

nhưng trong thực tế sữa chữa, vì mặt đường và tải trên xe không như tiêu chuẩn của nhà sản xuất, nên: việc điều chỉnh có phần thiên về kinh nghiệm là chính.
 

sirduyduc

Tài xế O-H
căn chỉnh góc đặt bánh xe là công việc bảo dưỡng sửa chữa thường kỳ của xe.
mục tiêu là ổn định lái, quay vòng, thu hẹp độ chênh lệch về mòn giữa các lốp, tăng tuổi thọ bản thân lốp, tăng tính kinh tế nhiên liệu và tăng độ ổn định và độ bền của chính các chi tiết trong các cụm tổng thành như treo lái,...
đi đôi với việc đặt lại góc là công việc đảo lốp định kỳ, các sơ đồ và quy trình đảo lốp đã có nhiều toppic đề cập đến rùi.
với các xe du lịch, thông thường độ chụm được chú ý nhiều nhất.
 

rua_kaka

Tài xế O-H

- Nếu bánh xe có độ Camber âm quá lớn thì phần phía trong của lốp xe bị mòn nhanh, còn nếu bánh xe có độ Camber dương quá lớn thì phần phía ngoài của lốp xe bị mòn nhanh. ( thường là điều chỉnh góc camber dương hợp lí )
- Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng hồi vị bánh xe sau khi chạy xe trên đường vòng.
- Góc Kingpin tăng độ ổn định chạy trên đường thẳng. Góc nghiêng của trục lái giúp cho bánh xe tự động quay trở về vị trí chạy đường thẳng, sau khi đã chạy vòng​
( trong các xe FF động cơ đặt trước và cầu trước chủ động thì khoảng lệch thường là nhỏ (bằng không hoặc âm) để ngăn ngừa hiện tượng truyền chấn động từ lốp xe (do phanh hoặc chạy qua vật cản) lên vô lăng, và giảm thiểu mômen quay quanh trục xoay đứng do động lực tạo ra khi khởi động nhanh hoặc tăng tốc ). :cp:cp good 9 !
 

secretmta

Tài xế O-H
Độ ổn định chuyển động thẳng chịu ảnh hướng bởi tính điều khiển của ô tô và tính ổn định của bánh xe dẫn hướng. Trong đó tính ổn định của bánh xe dẫn hướng là khả năng bánh xe giữ được vị trí trung gian ứng với khi ô tô chuyển động thẳng và tự quay về vị trí đó sau khi bị lệch. Và tính ổn định của bánh xe dẫn hướng được thực hiện nhờ tính đàn hồi của lốp và sự bố trí thích hợp của trụ đứng hệ thống lái.
-Góc nghiêng ngang bêta của trụ đứng có tác dụng giảm mô men cản tác dụng lên hệ thống lái và có tác dụng đưa bánh xe dẫn hướng về vị trí trung gian khi bị lệch khỏi vị trí đó. (chính là góc Kingpin)
-Góc nghiêng dọc gama của trụ đứng giúp sinh ra 1 mô men ổn định khi bánh xe bị quay vòng do tác dụng của xung lực. (góc caster)
-Góc đặt của bánh xe dẫn hướng:
+ Mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng không nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường mà bố trí nghiêng ra ngoài một góc PHI, góc PHI này gọi là góc doãng của bánh xe dẫn hướng. Góc này có tác dụng ngăn ngừa khả năng bánh xe bị lăn vào trong dưới tác động của trọng lượng xe khi có khe hở và biến dạng của các chi tiết của trục trước và hệ thống treo. Đồng thời giảm mô men cản tác dụng lên hệ thống lái. Tránh hiện tượng bánh xe dẫn hướng nghiêng vào trong, lăn theo quỹ đạo hội tụ và bị trượt ngang làm mòn lốp.
+Tuy nhiên trong trường hợp góc doãng dư bánh xe dẫn hướng có xu hướng lăn theo 1 cung tròn tâm M, khi đó các bánh xe cũng bị trượt ngang và làm mòn lốp, để loại trừ hiện tượng này người ta bố trí bánh xe dẫn hướng theo 1 độ chụm nhất định.
Sau 1 thời gian làm việc độ chụm và độ doãng của bánh xe bị thay đổi nên cần điều chỉnh góc đặt bánh xe để đảm bảo độ chụm và độ doãng đúng, không gây ra hiện tượng trượt ngang của bánh xe dẫn hướng.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên