Van tiết lưu hệ thống điều hòa

hoanghan2025
Bình luận: 52Lượt xem: 46,160

hanhthuy1990

Tài xế O-H
T

- Cái loại này là dạng cơ bản nhất của van tiết lưu, và đây mới là van tiết lưu. Còn mấy loại kia chỉ là gọi chung thôi, đúng ra gọi là van giãn nở.
- Nó hoạt động chỉ như 1 cái lỗ hẹp, đúng với nghĩa tiết lưu. Nó ngăn cách 1 cách tương đối giữa 2 phần cao áp và thấp áp của hệ thống. Khi chất lỏng có áp suất cao, đi qua lỗ nhỏ, sẽ mất áp suất nên bay hơi, thu nhiệt. Loại này coi như không có điều chỉnh gì cả, khác với loại kia, thay đổi lỗ phun theo nhiệt độ giàn lạnh, nhiệt độ gaz và áp suất đầu hút máy nén (cũng chính là áp suất bốc hơi của giàn lạnh), nên tên nó là " fixed orifice valve".
- Nó hoạt động kiểu On- off
- Cấu tạo đơn giản, phù hợp với tải ít thay đổi
- Loại này rất phổ biến trên các xe Âu, Mỹ ngày trước, ít gặp trên xe Nhật, nhưng bây giờ ít gặp. Bác có thể gặp nó ở máy lạnh gia đình, tủ lạnh. Ở đó, còn gọi là "dây tia"
Tôi chỉ biết có vậy.
không biết bác đã thấy cái van đó chưa nhưng bác nói hoạt động ON-OFF em không hiểu. cái này nằm gọn trong ống cao áp luôn bác ạ. nó chỉ nhỏ bằng ngón tay út nhét vào ống nhôm một đầu bóp côn khi nhét vào sẽ làm kín với 2 công siêu luôn bác ạ.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
không biết bác đã thấy cái van đó chưa nhưng bác nói hoạt động ON-OFF em không hiểu. cái này nằm gọn trong ống cao áp luôn bác ạ. nó chỉ nhỏ bằng ngón tay út nhét vào ống nhôm một đầu bóp côn khi nhét vào sẽ làm kín với 2 công siêu luôn bác ạ.
Tôi cũng nghịch mãi rồi, tôi giải thích nhé:
- Cái loại anh em mình hay gặp trên xe Nhật ý, khi nó hoạt động, nó điều khiển bằng cách thay đổi độ mở 1 cách liên tục từ to đến nhỏ (ví như analog) một cách cơ khí
- Còn loại này nó chỉ đóng hoặc mở hết cỡ như vòi phun xăng (ví như digitan), cho nên trong quyển sách tôi đọc trộm được thì nó viết hoạt động kiểu đóng- cắt theo nhịp lên xuống của pittong máy nén. Tất nhiên là rất nhanh
 

hanhthuy1990

Tài xế O-H
Tôi cũng nghịch mãi rồi, tôi giải thích nhé:
- Cái loại anh em mình hay gặp trên xe Nhật ý, khi nó hoạt động, nó điều khiển bằng cách thay đổi độ mở 1 cách liên tục từ to đến nhỏ (ví như analog) một cách cơ khí
- Còn loại này nó chỉ đóng hoặc mở hết cỡ như vòi phun xăng (ví như digitan), cho nên trong quyển sách tôi đọc trộm được thì nó viết hoạt động kiểu đóng- cắt theo nhịp lên xuống của pittong máy nén. Tất nhiên là rất nhanh
Em vẫn chưa hiểu thưa bác? bác giải thích rõ hơn cho em với ạ. đây là cái em đang nói bác:
upload_2014-9-16_12-13-42.png
 

ACACAC

Tài xế O-H
còn thêm 1 loại van điện nữa. thường dùng cho dàn sau của những xe 2 dàn
Theo em thì van tiết lưu hay van dãn nở sử dụng trong hệ thống máy lạnh sẽ được đặt trước dàn lạnh mục đích là giống nhau . còn van điện từ hay van tiết lưu hai cái này nhiệm vụ không giống nhau và nơi đặt cũng khác nhau nhưng nếu tích hợp van điện từ và van tiết lưu lại một bộ phận thì nó sẽ mang hai nhiệm vụ . Những dòng xe có van điện từ như toy Hiace 88-89 . Mitsu joly . Có Van điện từ được đặt trên đường ống , Xe có van được tích hợp như dòng Toy Hiace 2000 van này được đặt trước dàn lạnh sau mang nhiệm vụ điều tiết ga khi máy lạnh hoạt động và sẽ chận đường ga đi khi dàn lạnh sau không hoạt động, Tất cả xe loại 2 dàn lạnh có loại có van điện từ và có loại không có van điện từ . Có loại có van tích hợp và cũng có loại không có van tích hợp mặc dù lọai xe có hai dàn lạnh
 

KickPro

Tài xế O-H
Tôi thấy các bác chưa nói đến chu trình Cacno ngược, chưa nói đến ẩn nhiệt, chưa nói đến nhiệt độ sôi của môi chất, chưa nói tới điểm tới hạn k. Đều là nguyên tắc cơ bản của nhiệt lạnh. Cái van tiết lưu nó thực hiện 1 quá trình trong chu trình làm lạnh. Kaka ....
 

c_monster

Tài xế O-H
van tiết lưu trên ôtô thường có 4 loại: van 1 râu , van 2 râu , vấn vuoong ( hay còn gọi là văn đức) văn ông , chúng đều có hai nhiệm vụ là 1 là tạo sự chênh lệch áp suất giữa cao áp và thấp áp, 2 là điều chỉnh lưu lượng ga cáp vấp dàn lạnh , còn nguyên lý hoạt động thì rất đơn giản; gà lành khi được giải nhiệt ở dàn ngưng tụ ở thể lỏng áp suất cao được đưa đến van tiết lưu , tại đây gã được đi qua 1 tiết diện nhỏ của vân nên xảy ra hiện tượng giảm áp, ga lạnh ở thể lỏng áp suất thấp sẽ bay hơi sinh lạnh ở gian bay hơi, khi nhiệt độ trong dàn lạnh giảm dần thì cũng là lúc bầu cảm biến nhiệt độ của vân sẽ có lãi , lúc đó sẽ làm tiết diện của lò văn tl sẽ nhớ lại -> lượng ga sẽ giảm và áp suất ở dàn bay hơi sẽ thấp -> nhiệt độ bay hơi của gã cũng sẽ thấp ( nhiệt độ bay hơi phụ thuộc vào áp suất) . mình chỉ giới thiệu cơ bản thế thôi nếu muốn tìm hiểu thêm thì ll với mình theo số đt 0943343033 , sẵn sàng chia sẻ.
bac co tai lieu ,cach dieu chinh van tiet luu ko
 

lieukhai

Tài xế O-H
View attachment 23090 View attachment 23091
Hiểu đại khái tiết lưu là một quá trình không thuận nghịch trong đó ''dòng lưu chất chuyển động qua một lỗ bị thu hẹp đột ngột'' và được tiến hành rất nhanh, nhiệt lượng trao đổi giữa chất môi giới và môi trường rất bé. Van tiết lưu có 2 nhiệm vụ:
- Sau khi đi qua bình chứa, môi chất lạnh dạng lỏng với áp suất cao và nhiệt độ cao, sẽ được phun qua các lỗ nhỏ trong van tiết lưu. Kết quả là sau khi qua van tiết lưu, môi chất lạnh sẽ có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
- Van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun vào Giàn lạnh, tùy thuộc vào nhiệt độ trong xe View attachment 23090 View attachment 23091

Nói chung van tiết lưu không liên quan đến hệ thống điện điều hòa và không tham gia vào vấn đề đóng lốc hay ngắt lốc đúng ko bác
 

quoctan21081995

Tài xế O-H
cảm on bác nhiều lắm
Em có tài liệu này bác tham khảo nhé.


VAN TIẾT LƯU HAY VAN GIẢN NỞ.


a. chức năng.

Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp.

Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.

b. Phân loại.

View attachment 23819

Hình 2.4.6: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu

- Van tiết lưu kiểu hộp.

Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất trên màn thay đổi. giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo.

+ Nguyên lý hoạt động

Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn di chuyển sang phía bên trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ tiết lưu mở ra cho một lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng làm lạnh cho hệ thống.

View attachment 23821

Hình 2.4.7: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao)

Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho nhiệt truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển về phía phải, làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò xo. Lỗ tiết lưu đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm, bằng cách đó làm giảm mức độ lạnh của hệ thống.

View attachment 23822

Hình 2.4.8: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp)

- Van tiết lưu loại thường.

Trong van tiết lưu loại thường, bộ phận cảm ứng nhiệt (đầu cảm ứng) được lắp ở ống ra của giàn lạnh. Có hai loại: Van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân bằng ngoài, phụ thuộc vào nơi lấy tín hiệu áp suất hơi của giàn lạnh. Van tiết lưu cân bằng ngoài gồm có một ống cân bằng và một đầu cảm ứng nhiệt, nhưng có cùng hoạt động như van tiết lưu cân bằng trong. Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền đầy môi chất. Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của hơi chắn trên màn thay đổi. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van thay đổi. Điều đó xảy ra do sự chênh lệch lực tác dụng phía trên màng và phía dưới màng.

View attachment 23824

Hình 2.4.9: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu loại thường

+Nguyên lý hoạt động.

Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chất nhận được một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe. Điều đó làm cho quá trình bay hơi hoàn toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của giàn lạnh. Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển xuống phía dưới, đẩy kim van xuống. Do đó kim van mở ra và cho một lượng lớn môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm tăng năng suất lạnh.


View attachment 23825
Hình 2.4.10: Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao)

Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận được một lượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe. Quá trình bay hơi không hoàn toàn, làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh.


View attachment 23826


Hình 2.4.11: Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch chuyển lên phía trên, kéo kim van lên. Điều đó làm kim van đóng lại và giới hạn lưu lượng môi chất đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm giảm lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh. Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định. Nó là một đường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp suất của môi chất sẽ bị giảm xuống. Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu cố định thay cho van giãn nở. Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén. Cấu tạo của bình tích lũy được mô tả như vẽ dưới đây.


View attachment 23827

Hình 2.4.12: Cấu tạo của bình tích lũy

1. Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến 5. Lưới lọc 2. Bộ khử ẩm 6. Môi chất đến máy nén 3. Ống tiếp nhận hình chữ U 7. Hút môi chất lạnh ở thể khí 4. Lỗ khoan để nạp môi chất lạnh 8. Cái nắp bằng chất dẻo

+ Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết lưu, ống tiết lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi. Nếu để cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén.

Để giải quyết vấn đề này, bình tích luỹ được thiết kế để tích luỹ môi chất lạnh thể hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau đó giữ lại môi chất lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén.

View attachment 23823
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên