Nguyên nhân xéc măng bị gãy

oto_lc
Bình luận: 31Lượt xem: 14,585

TUBUI

Tài xế O-H
[Khe hở miệng xecmang quá bé, dẫn đến "kích miệng" khi xecmang nở ra. Lúc này xecmang phải chịu thêm ứng suất giãn nở nhiệt của nó nên gãy.
Piston bị đâm, xecmang bị ép mạnh liên tục vào nòng xylanh ở một vị trí cố định./QUOTE]
cụ ơi!!!!!cụ dùng từ dân dã chút đi ạ em đọc 3-4 lần rồi mà vẫn không hiểu kiến thức bé nhỏ quá đâm ra chẳng hiểu cụ nói cái chi ...xin lỗi cụ
thank !!!!!ilove oh
 

myk11022

Tài xế O-H
Xéc-măng thường làm việc trong điều kiện môi trường bôi trơn kém, vì piston chuyển động tịnh tiến nên khó giữ màng dầu bôi trơn hơn chuyển động quay như trục khuỷu, chịu nhiệt độ cao, nên trong quá trình làm việc, xéc-măng dễ bị mài mòn, và tính đàn hồi giảm dần.
Ngoài những nguyên nhân chính chủ quan đã nêu ở trên (nguyên nhân nội tại) do trong quá trình động cơ hoạt động, xéc-măng chịu sức ép của khí nén, chịu sự ma sát với thành xylanh, độ bôi trơn của nhớt kém và nhiệt độ cực cao nên gây mài mòn xéc-măng;
Thì còn có nguyên nhân khách quan từ bên ngoài: Do quá trình vận hành xe mới xuất xưởng trong vòng 500km đầu tiên, hoặc xe mới làm máy lại, do piston mới lắp vào, người chạy xe chưa rodai kỹ để piston đi đúng với quĩ đạo hoạt động của nó (quỹ đạo tịnh tiến trong xylanh) nên gây ra hiện tượng piston bị một lực nổ ép quá mạnh, làm lệch đi quỹ đạo và ma sát vào thành xylanh, làm xước lòng xylanh. Do vết xước này là mài mòn cưỡng bức, không phải mài mòn đều trên toàn xylanh nên độ bung chuẩn của xéc-măng do NSX quy định không thể bù đắp vào khoảng thể tích xước này, làm cho xéc-măng và xylanh không còn kín khít nữa. Đây là nguyên nhân khách quan do con người tác động vào, không phải nguyên nhân nội tại do bản thân động cơ sinh ra.
 

oto_lc

Tài xế O-H
Xéc-măng thường làm việc trong điều kiện môi trường bôi trơn kém, vì piston chuyển động tịnh tiến nên khó giữ màng dầu bôi trơn hơn chuyển động quay như trục khuỷu, chịu nhiệt độ cao, nên trong quá trình làm việc, xéc-măng dễ bị mài mòn, và tính đàn hồi giảm dần.
Ngoài những nguyên nhân chính chủ quan đã nêu ở trên (nguyên nhân nội tại) do trong quá trình động cơ hoạt động, xéc-măng chịu sức ép của khí nén, chịu sự ma sát với thành xylanh, độ bôi trơn của nhớt kém và nhiệt độ cực cao nên gây mài mòn xéc-măng;
Thì còn có nguyên nhân khách quan từ bên ngoài: Do quá trình vận hành xe mới xuất xưởng trong vòng 500km đầu tiên, hoặc xe mới làm máy lại, do piston mới lắp vào, người chạy xe chưa rodai kỹ để piston đi đúng với quĩ đạo hoạt động của nó (quỹ đạo tịnh tiến trong xylanh) nên gây ra hiện tượng piston bị một lực nổ ép quá mạnh, làm lệch đi quỹ đạo và ma sát vào thành xylanh, làm xước lòng xylanh. Do vết xước này là mài mòn cưỡng bức, không phải mài mòn đều trên toàn xylanh nên độ bung chuẩn của xéc-măng do NSX quy định không thể bù đắp vào khoảng thể tích xước này, làm cho xéc-măng và xylanh không còn kín khít nữa. Đây là nguyên nhân khách quan do con người tác động vào, không phải nguyên nhân nội tại do bản thân động cơ sinh ra.
cám ơn câu trả lời rất thiết thực của cụ
 

nightmare.46

Tài xế O-H
bó kẹt và gãy xéc mang thường là do hiện tượng thiếu dầu bôi trơn, lắp xéc măng không đúng cách hoặc là sử dụng không đúng loại xéc măng như thiết kế . Còn hiện tượng thổi ron nắp máy có thể là do động cơ nóng quá mức, hoặc là tỉ số nén quá cao làm cho ron nắp máy bị thổi . Nắp máy bị thổi có thể làm giảm công suất động cơ, làm cho nước trong hệ thống làm mát bị hao hụt gây bó kẹt các chi tiết và chảy các chi tiết.
không hẳn là chỉ có bôi trơn mới gây bó kẹ. nhiệt độ quá cao cũng gây bó kẹt đấy ạ.
 

realdee

Tài xế O-H
quá trình làm việc xéc măng bị giãn ra và mương xéc măng bị mòng thì rất dễ gãy, hoặc là bị bể mương piston do qá trình sử dụng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên