Xe con quay hồi chuyển nguyên thuỷ

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 3,589

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Gyrocar là một loại xe hai bánh, nhưng khác với xe đạp và xe máy là nó có khả năng tự giữ cân bằng nhờ con quay hồi chuyển.



Schilovski Gyrocar, xe hai bánh cân bằng bằng con quay hồi chuyển nguyên thuỷ ra đời ngày 28/ 4/ 1914.

Sinh ra ở nước Anh, nơi có ngành công nghiệp ra đời từ rất sớm nhưng Gyrocar lại gắn liền với tên tuổi của một người Nga. Gyrocar được sản xuất bởi công ty Wolseley Tool and Motorcar. Trong suốt những năm đầu của thế kỉ 20, công ty Wolseley Tool và Motorcar đã phát triển rất mạnh với đội ngũ kĩ sư thành thạo và các sản phẩm sản xuất phong phú. Trong triều đại của vua Edwardian, Wolseley dẫn đầu trong các nhà sản xuất ôtô. Chính vì vậy, năm 1912, Count Peter Schilovski từ nước Nga tìm đến Wolseley để đặt hàng với công ty sản xuất một chiếc ôtô dùng con quay hồi chuyển để cân bằng trên hai bánh, sau này lấy tên là Schilovski Gyrocar.







Count đưa ra nhiều đặc điểm thú vị với những yêu cầu cao hơn hẳn những chiếc xe bình thường khác. Điều tất yếu để đáp ứng được yêu cầu của ông, chiếc Gyrocar được sản xuất là một cỗ máy khá kềnh càng, chậm chạp ở thời điểm bấy giờ. Nhưng với Count, ông chỉ cần chứng minh được có thể cân bằng một chiếc xe 2 bánh sử dụng nguyên lí hồi chuyển. Gyrocar chỉ có động cơ xấp xỉ 20 mã lực, được gắn vào phía sau bánh trước và điều khiển bánh sau thông qua một trục khuỷu. Công suất động cơ dường như quá yếu cho một chiếc xe nặng 2.75 tấn, một lần nữa nhắc lại nó chỉ để chứng minh sự thành công của việc chế tạo chiếc xe có thể tự cân bằng chỉ với 2 bánh. Con quay hồi chuyển có đường kính 40 inch, dày 4,5 inch được nuôi bằng một mô-tơ điện 100V – 930W đặt ở giữa xe và quay tròn ở tốc độ 2.000 đến 3.000 vòng/phút. Sự cân bằng được duy trì giữa con quay và thân xe thông qua cơ cấu bánh răng được liên kết bằng dây treo tới 2 con lắc. Nếu con quay hồi chuyển dừng lại thì những miếng gỗ chèn xe tự động hạ thấp xuống ở hai bên để ngăn chiếc xe bị đổ.

Lần đầu tiên ra mắt công chúng là ở công viên Pegent, trung tâm London vào 28/ 4/ 1914. Một bài báo lúc đó đã viết, bằng cách nào con người có thể lên và xuống xe Gyrocar khi nó đang đi rất chậm mà không bị mất cân bằng. Đây đúng là một chiếc xe rất lạ lùng vào thời bấy giờ, một chiếc xe hai bánh vẫn có thể tự giữ cân bằng khi nó đứng yên.









Sơ đồ cấu tạo cùng cơ cấu con quay chuyển hồi của chiếc xe nặng 2,75 tấn.

Một công nhân của Wolseley đã viết lại: “Ngày 27/ 10/ 1912, tôi đã rất nỗ lực để di chuyển được chiếc xe, nhưng đã thành công, không có sự trục trặc nào của hệ thống bánh răng. Chúng tôi lái chiếc xe tiến lùi khoảng 2m trong nhiều lần. Trong lúc thử nghiệm, một người có thể bước lên ôtô mà không làm chiếc xe mất cân bằng. Tiếp theo, chúng tôi kiểm tra khả năng cân bằng của xe khi quay. Và chiếc xe đã vượt qua tất cả các công đoạn kiểm tra độ an toàn.”

Dù thành công bước đầu trong việc ứng dụng nguyên lí con quay hồi chuyển trong chế tạo ôtô, nhưng do chiến tranh thế giới thứ nhất, việc nâng cấp Gyrocar đã được để sang một bên. Không có thông tin nào về Count Peter Schilovski có thể là trở về Nga, còn Wolseley chuyển hẳn sang phục vụ chiến tranh. Sau nhiều năm, cả sau khi kết thúc chiến tranh, Gyrocar không được quan tâm đến, nó nằm trơ trọi trong nhà máy. Quản lý của Wolseley đã quyết định chôn cất nó như một kỉ niệm thay vì phá huỷ từng mảnh.



Chiếc Schilovski Gyrocar trong viện bảo tàng của hãng Wolseley sau 20 năm bị chôn vùi dưới lòng đất.

Vào năm 1938, Wolseley lần thứ hai nghĩ đến việc phục hồi lại Gyrocar. Công ty đã cho khai quật chiếc xe lên sau gần 20 năm nằm dưới đất và được đặt trong bảo tàng của hãng với thân xe đã bị phá huỷ. Lý thuyết cân bằng như Gyrocar cũng đã được áp dụng để chế tạo những đoàn tàu chỉ cần một đường ray. Tuy nhiên, Schilovski Gyrocar chỉ còn là một biểu tượng trong lịch sử Wolseley, đến năm 1948, thì nó bị phá huỷ hoàn toàn.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên