Khắc phục treo áp trên máy pc 30uu-3

nguyenthanhson79
Bình luận: 98Lượt xem: 16,054

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Nói lại một chút về phương pháp điều khiển góc nghiêng BƠM trong hệ CLSS của KOMATSU.
Nó dựa theo "HIỆU SỐ của ÁP PLS" (lấy ÁP của BƠM TRỪ ĐI ÁP của PLS) gọi là "ĐEN TA PÊ EN LỜ ÉT XÌ" (ΔPLS) chứ không phải là chỉ căn cứ vào PLS.

Ở máy PC30UR-3 thì cái "HIỆU SỐ của ÁP PLS" theo chuẩn KOMATSU~40 bar.
THẤP hơn 40 bar thì góc nghiêng TĂNG.
CAO hơn 40 bar thì góc nghiêng GIẢM.
Vì vậy, có khi thấy PLS TĂNG nhưng mà góc nghiêng BƠM (hay LƯU LƯỢNG) vẫn GIẢM (thậm chí về MIN luôn) vì nếu áp BƠM lúc đó còn TĂNG CAO hơn PLS thì góc nghiêng BƠM vẫn PHẢI GIẢM.
Tạm thời vậy đi.
Phần sau nói tiếp cái PLS đó thực chất là cái gì, nó từ đâu ra và khi ngưng thao tác thì áp của BƠM (PP) và áp của phụ tải (PLS), cái nào giảm trước, cái nào giảm theo sau.

View attachment 74771View attachment 74772
 

nguyenthanhson79

Tài xế O-H
Nói lại một chút về phương pháp điều khiển góc nghiêng BƠM trong hệ CLSS của KOMATSU.
Nó dựa theo "HIỆU SỐ của ÁP PLS" (lấy ÁP của BƠM TRỪ ĐI ÁP của PLS) gọi là "ĐEN TA PÊ EN LỜ ÉT XÌ" (ΔPLS) chứ không phải là chỉ căn cứ vào PLS.

Ở máy PC30UR-3 thì cái "HIỆU SỐ của ÁP PLS" theo chuẩn KOMATSU~40 bar.
THẤP hơn 40 bar thì góc nghiêng TĂNG.
CAO hơn 40 bar thì góc nghiêng GIẢM.
Vì vậy, có khi thấy PLS TĂNG nhưng mà góc nghiêng BƠM (hay LƯU LƯỢNG) vẫn GIẢM (thậm chí về MIN luôn) vì nếu áp BƠM lúc đó còn TĂNG CAO hơn PLS thì góc nghiêng BƠM vẫn PHẢI GIẢM.
Tạm thời vậy đi.
Phần sau nói tiếp cái PLS đó thực chất là cái gì, nó từ đâu ra và khi ngưng thao tác thì áp của BƠM (PP) và áp của phụ tải (PLS), cái nào giảm trước, cái nào giảm theo sau.

View attachment 74771View attachment 74772
nhà em biết là cái hiệu số PP-PLS= denta PLS nhưng ở đây nó nảy sinh vấn đề là khi nổ không tải thì theo hiển nhiên PLS=0 nên van không tải nó mới mở được để xả hồi nhưng không hiểu tại sao khi vào thao tác xong PLS nó không xả hồi được nên nó đẩy lò xo van không tải nên mới bị treo áp như vậy ạ.
 

Phuthuy1234

Tài xế O-H
nhà em biết là cái hiệu số PP-PLS= denta PLS nhưng ở đây nó nảy sinh vấn đề là khi nổ không tải thì theo hiển nhiên PLS=0 nên van không tải nó mới mở được để xả hồi nhưng không hiểu tại sao khi vào thao tác xong PLS nó không xả hồi được nên nó đẩy lò xo van không tải nên mới bị treo áp như vậy ạ.
Cái vấn để của cụ ko phai là pls hay pp-pls mà ơ hộp van của cụ lếu lân sau cụ bi gửi đến cho em hộp van đảm hết bệnh đo luân
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
nhà em biết là cái hiệu số PP-PLS= denta PLS nhưng ở đây nó nảy sinh vấn đề là khi nổ không tải thì theo hiển nhiên PLS=0 nên van không tải nó mới mở được để xả hồi nhưng không hiểu tại sao khi vào thao tác xong PLS nó không xả hồi được nên nó đẩy lò xo van không tải nên mới bị treo áp như vậy ạ.
Lần đầu tiên: bạn kể khi xe bị bệnh, bạn xả áp PLS là nó hết, khi thao tác lại rồi ngưng nó mới bị. Nên tui góp ý theo hướng kiểm tra đường xả hồi của áp PLS.
Lần thứ hai: bạn tường thuật là khi bị bệnh, xả PLS thì áp BƠM tụt xuống nhưng khi xiết chặt lại thì áp BƠM và áp PLS lại nhảy dựng lên, triệu chứng này có nguyên nhân khác xa với triệu chứng của lần đầu đó bạn.
Nó đã bị như thế này thì không kiểm đường xả hồi áp PLS nữa mà phải kiểm, thử mệt mỏi hơn....
phải tìm hiểu coi cái gọi là áp suất PLS đó nó từ đâu ra chứ không tìm nguyên nhân ở đường xả hồi nữa.
Những cái cục màu xanh lá trong hình bên dưới các bạn gọi là cái gì vậy??


#PC30MR-3 MAIN CONTROL VALVE.png
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Xoay cái hình lại và trích đoạn, phóng to, gom gọn......bôi thêm chút màu nữa cho dễ nhìn.
Tới đây chắc mọi người đã có thể đoán ra được những chỗ nào có khả năng bị rò rỉ mà có thể gây ra bệnh và nguyên nhân tại sao khi nguội, lúc mới nổ máy thì chưa bệnh mà nóng lên mới bị.

#PC30MR-3 bucket circuit.png
 

nguyenthanhson79

Tài xế O-H
Nói lại một chút về phương pháp điều khiển góc nghiêng BƠM trong hệ CLSS của KOMATSU.
Nó dựa theo "HIỆU SỐ của ÁP PLS" (lấy ÁP của BƠM TRỪ ĐI ÁP của PLS) gọi là "ĐEN TA PÊ EN LỜ ÉT XÌ" (ΔPLS) chứ không phải là chỉ căn cứ vào PLS.

Ở máy PC30UR-3 thì cái "HIỆU SỐ của ÁP PLS" theo chuẩn KOMATSU~40 bar.
THẤP hơn 40 bar thì góc nghiêng TĂNG.
CAO hơn 40 bar thì góc nghiêng GIẢM.
Vì vậy, có khi thấy PLS TĂNG nhưng mà góc nghiêng BƠM (hay LƯU LƯỢNG) vẫn GIẢM (thậm chí về MIN luôn) vì nếu áp BƠM lúc đó còn TĂNG CAO hơn PLS thì góc nghiêng BƠM vẫn PHẢI GIẢM.
Tạm thời vậy đi.
Phần sau nói tiếp cái PLS đó thực chất là cái gì, nó từ đâu ra và khi ngưng thao tác thì áp của BƠM (PP) và áp của phụ tải (PLS), cái nào giảm trước, cái nào giảm theo sau.

View attachment 74771View attachment 74772
nhờ cụ Thủy Lực Sài Gòn hướng dẫn cách chỉnh chuẩn ls van đúng quy trình chuẩn để hậu bối học hỏi thêm chút ạ.
 

ccmhn2017

Tài xế O-H
Loại này tây nó áp dụng nên dòng hitachi cũng rất lâu rồi
Kom áp dụng sau hitachi và có thay đổi gọi là một tý để làm riêng cho mình
CAT bây giờ cũng áp dụng.nói chung anh hitachi vẫn là tiên phong
 

canhoto

Tài xế O-H
Xoay cái hình lại và trích đoạn, phóng to, gom gọn......bôi thêm chút màu nữa cho dễ nhìn.
Tới đây chắc mọi người đã có thể đoán ra được những chỗ nào có khả năng bị rò rỉ mà có thể gây ra bệnh và nguyên nhân tại sao khi nguội, lúc mới nổ máy thì chưa bệnh mà nóng lên mới bị.

View attachment 74938
Đọc bài các cụ khoái thật. Nhưng cái kết luận thì e vẫn tịt chả kết được. Đầu óc u mê thật. Nhờ các cụ kết nốt giúp anh em.
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Loại này tây nó áp dụng nên dòng hitachi cũng rất lâu rồi
Kom áp dụng sau hitachi và có thay đổi gọi là một tý để làm riêng cho mình
CAT bây giờ cũng áp dụng.nói chung anh hitachi vẫn là tiên phong
Nó là như thế này.
Rất nhiều các Cậu, các Mợ vỗ ngực xưng là tiên phong, dẫn đường, mở lối, nghĩ ra...nghĩ vào v.v... và v.v...cho cái gọi là "HYDRAULIC LOAD SENSING SYSTEM"... thực là hoang mang, thiệt tình là rất bối rối, hổng biết tin ai!!!
Tui thì tui cứ tin vào chứng cứ, giấy trắng mực đen ghi chép, công nhận. Cái mà người ta hay gọi là BA TĂNG hay BÁT TẦN (PATENT), văn vở hơn thì kêu là SỞ HỮU TRÍ TUỆ, BẰNG SÁNG CHẾ.
Căn cứ vô các thứ đó thì....rất ngạc nhiên là có nhiều cái tên lạ hoắc lạ huơ mới kỳ chớ!!!

ls00.png


LS77.png


LS 79 KOMATSU LOAD SENSING.png


LS84 OLSS.png


LS84 CLSS.png


90 HITACHI LOAD SENSING.png


94 KOMATSU C-LOAD SENSING.png


LS91 CAT.png
 

ccmhn2017

Tài xế O-H
Họ tìm ra những thứ ưu việt của nhau,để tạo ra cái riêng của họ và cũng tránh kiện tụng lôi thôi
Nhưng cái chính trên C/V cũng chia ra làm mấy loại là as chia lưu lượng,lưu lượng chia lưu lượng,chia đầu cuối,chia theo thứ tự và P-T vv...tùy theo từng option để chọn lựa
quay lại với chủ đề chính.loại ngăn kéo này vẫn có thể làm lại và chạy đc,bằng phương pháp gia công cơ khí !!!
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Tui có cái tật. Không biết thì thôi, chứ đã tìm hiểu thì phải moi tận gốc mới chịu!!
Cái tên CASE thì tui biết cũng hơi lâu lâu rồi, nhưng mà hồi đó biết nó là do được sờ vô mấy cái xe kêu bằng.....(hổng biết tiếng Việt mình là gì!!!!) BACKHOE-LOADER với SKID STEER LOADER.
Còn "CON NAI" (DEERE) thì biết mấy cái máy phát điện với lại động cơ của nó.
Tưởng 2 em này là dân ngoại đạo với xe đào, nên mới nói cái tên lạ hoắc lạ huơ. Ai dè hỏi mấy thằng bạn ở bên bển, tụi nó nói 2 công ty này bự lắm, nó làm đủ thứ, có cả xe đào, mà xe đào của tụi nó cũng "DỮ" lắm. Tụi nó làm xe đào tới cỡ 800~900 thì đúng là "DỮ" thiệt!!

Backhoe-Loader-Case-851EX-img3.jpg


skid steer loader.jpg


CASE 2.png


DEERE EX 2.png
 

ThuylucSaigon

Tài xế O-H
Đọc bài các cụ khoái thật. Nhưng cái kết luận thì e vẫn tịt chả kết được. Đầu óc u mê thật. Nhờ các cụ kết nốt giúp anh em.
A lô...a lô, các anh em chiến hữu đã đọc bài này có ai xung phong giải thích dùm hông???View attachment 75358View attachment 75358
Kêu gào khan cổ luôn mà không ai giúp cho cái kết!!
Thôi thì tự xử vậy. Trên hình vẽ có mấy cái cục tô màu xanh lá. Nó phải thiệt là kín khi buông tay (không thao tác) thì áp suất PLS mới trả về zero được. Chỉ cần một trong các cục đó mà hở (chỉ cần hở chút xíu thôi) thì áp từ BƠM sẽ lòn qua đó làm cho áp PLS tăng lên gần với áp BƠM, bộ rì gu (cục đeo, ba lô) tưởng là đang thao tác nên xảy ra chuyện "TREO ÁP" (có nơi kêu là bị DÍNH TẢI).
Nói tiếp tại sao nó hở. Có thể do mòn, lỏng (dễ rồi! Tháo ra là biết liền), cũng có thể là bị "KẸT", khi nguội thì trơn tru, khi nóng lên mới kẹt, dính cứng luôn, cuối cùng còn có thể do cái lò xo số 2 "BỊ YẾU - BỊ NHÃO" khi nguội cũng đẩy được, khi nóng lên thì bị mềm, nhão ra đẩy nén không đủ lực!!!

Phiền trách: vẽ hình, tô màu, cắt cúp, biên soạn đủ kiểu mà cuối cùng hỏi cái cục màu xanh đó kêu là cái gì cũng không ai trả lời!! Lạ thiệt!!!:(:oops:
PC30MR-3 bucket valve.png

#PC30MR-3 bucket circuit.png
 

C5galaxy

Tài xế O-H
Kêu gào khan cổ luôn mà không ai giúp cho cái kết!!
Thôi thì tự xử vậy. Trên hình vẽ có mấy cái cục tô màu xanh lá. Nó phải thiệt là kín khi buông tay (không thao tác) thì áp suất PLS mới trả về zero được. Chỉ cần một trong các cục đó mà hở (chỉ cần hở chút xíu thôi) thì áp từ BƠM sẽ lòn qua đó làm cho áp PLS tăng lên gần với áp BƠM, bộ rì gu (cục đeo, ba lô) tưởng là đang thao tác nên xảy ra chuyện "TREO ÁP" (có nơi kêu là bị DÍNH TẢI).
Nói tiếp tại sao nó hở. Có thể do mòn, lỏng (dễ rồi! Tháo ra là biết liền), cũng có thể là bị "KẸT", khi nguội thì trơn tru, khi nóng lên mới kẹt, dính cứng luôn, cuối cùng còn có thể do cái lò xo số 2 "BỊ YẾU - BỊ NHÃO" khi nguội cũng đẩy được, khi nóng lên thì bị mềm, nhão ra đẩy nén không đủ lực!!!
Phiền trách: vẽ hình, tô màu, cắt cúp, biên soạn đủ kiểu mà cuối cùng hỏi cái cục màu xanh đó kêu là cái gì cũng không ai trả lời!! Lạ thiệt!!!:(:oops:

View attachment 75432
View attachment 75433
Em biết cụ. Nó là van bù. Lúc đầu nhìn vô cứ tưởg van an toàn
 

canhoto

Tài xế O-H
Kêu gào khan cổ luôn mà không ai giúp cho cái kết!!
Thôi thì tự xử vậy. Trên hình vẽ có mấy cái cục tô màu xanh lá. Nó phải thiệt là kín khi buông tay (không thao tác) thì áp suất PLS mới trả về zero được. Chỉ cần một trong các cục đó mà hở (chỉ cần hở chút xíu thôi) thì áp từ BƠM sẽ lòn qua đó làm cho áp PLS tăng lên gần với áp BƠM, bộ rì gu (cục đeo, ba lô) tưởng là đang thao tác nên xảy ra chuyện "TREO ÁP" (có nơi kêu là bị DÍNH TẢI).
Nói tiếp tại sao nó hở. Có thể do mòn, lỏng (dễ rồi! Tháo ra là biết liền), cũng có thể là bị "KẸT", khi nguội thì trơn tru, khi nóng lên mới kẹt, dính cứng luôn, cuối cùng còn có thể do cái lò xo số 2 "BỊ YẾU - BỊ NHÃO" khi nguội cũng đẩy được, khi nóng lên thì bị mềm, nhão ra đẩy nén không đủ lực!!!
Phiền trách: vẽ hình, tô màu, cắt cúp, biên soạn đủ kiểu mà cuối cùng hỏi cái cục màu xanh đó kêu là cái gì cũng không ai trả lời!! Lạ thiệt!!!:(:oops:

View attachment 75432
View attachment 75433
Đọc mấy lời của cụ đúng là bằng 10 năm đèn sách. E đã lờ lờ hiểu đôi chút, mong cụ cứ dãi bày để a e có cơ hội học hỏi tiếp.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên