2 bài kiểm tra đánh giá tình trạng động cơ

Yeuxemerc
Bình luận: 0Lượt xem: 303

Yeuxemerc

Tài xế O-H

1) COMPRESSION TEST:​

Bài kiểm tra đầu tiên này được xem như là một cách test nhanh để đánh giá tình trạng động cơ. Sở dĩ gọi là test nhanh vì nó chỉ thể hiện là động cơ tốt hay xấu chứ nó không chỉ ra là hư ở đâu nếu có vấn đề.
2-bai-kiem-tra-don-gian-danh-gia-tinh-trang-dong-co (1).jpg
Đồ nghề là bộ kit đo áp lực buồng đốt khá đơn giản bao gồm một đồng hồ áp suất và một ống dây dẫn, một đầu là nối ren vặn vào lỗ bugi, một đầu là khớp nối với cái đồng hồ nêu trên.
Nguyên lý hoạt động khá đơn giản: đồng hồ sẽ đo áp suất maximum mà từng xylanh tạo ra được sau khi động cơ quay được 4-5 chu kì.

Cách thực hiện:
- tháo hết bugi của tất cả các máy
- tháo cầu chì bơm xăng để không phun xăng khi thực hiện bài test
- vặn đầu nối của bộ tool compression test vào lỗ bugi của xylanh cần test
- đạp hết chân ga để bướm ga mở 100%, đồng thời đề máy khoảng 20 giây
- ghi lại kết quả trên đồng hồ
- xì hơi đồng hồ và thực hiện bài test trên xylanh kế tiếp.
2-bai-kiem-tra-don-gian-danh-gia-tinh-trang-dong-co (2).jpg
Để một động cơ tốt thì kết quả phải thể hiện:
- Áp suất đạt được tầm 110-200psi. Con số này tuỳ vào thiết kế của từng loại động cơ. Tốt nhất là tham khảo sách hướng dẫn của hãng.
- QUAN TRỌNG hơn hết là tất cả các xylanh phải đều nhau. Nghĩa là chênh lệch về kết quả giữa các xylanh không quá lớn, tầm dưới 10% là có thể chấp nhận được. Động cơ cực tốt thì độ chênh lệch dưới 3-4%.

=> Nếu kết quả ra thấp thì có thể đoán là xylanh đó bị hở bạc, hở xúp páp, rò rỉ mặt ron...
=> Nếu kết quả có độ lệch lớn giữa các xylanh thì cũng chỉ ra được xylanh thấp hiện đang có vấn đề.

Tổng thời gian thực hiện: 15-45 phút tuỳ loại động cơ. Động cơ nằm nganh thần thánh của Subaru tốn hơn 2 tiếng.
Chú ý: nên thực hiện khi đã nóng máy.

2) LEAK DOWN TEST:​

Thường được thực hiện sau khi đã thực hiện Compression test. Không như compression test, leak down test sẽ chỉ ra được vị trí hư hỏng của động cơ. Theo ngôn ngữ của y học thì leak down test là xét nghiệm định lượng, còn compression test là định tính.
2-bai-kiem-tra-don-gian-danh-gia-tinh-trang-dong-co (3).jpg
Đồ nghề thực hiện leak down test cầu kì hơn compression test bao gồm: bộ tool leak down test và máy nén khí áp 90psi.

Nguyên lý hoạt động là bộ tool sẽ có một đầu đấu vào lỗ bugi của xylanh, một đầu đấu vào nguồn áp suất của máy nén khí. Có 2 cái đồng hồ riêng biệt thể hiện áp suất của máy nén khí và áp suất của xy lanh. Mình sẽ điều chỉnh núm vặn để đưa áp lực của máy nén khí vào xy lanh. Lúc đó, áp lực trong xy lanh sẽ rò bằng nhiều ngõ khác nhau: rò qua bạc piston, rò xúp páp, rò mặt ron... Lượng rò này nhiều hay ít sẽ quyết định tình trạng tốt xấu của động cơ.

Ưu điểm của leak down test này là khi không khí bị rò nó sẽ phát ra các dấu hiệu nhận biết nên mình có thể xác định được hư hỏng ở đâu nếu có.

Cách thực hiện:
- tháo hết bugi tất cả các máy
- tháo nắp két nước, nắp châm nhớt
- bắt đầu ở xy lanh số 1: đấu bộ tool vào lỗ bugi xylanh số 1 và nguồn hơi máy nén khí.
- áp suất máy nén khí phải đạt tầm 80-90psi
- quay cốt máy để đưa xy lanh số 1 về vị trí top dead center
- vặn núm điều áp của đồng hồ nối với máy nén khí để đạt tầm 80-90psi
- đọc kết quả ở đồng hồ áp suất của xy lanh số 1. Đồng hồ này thể hiện áp suất mà lòng xy lanh có thể giữ lại được. Ví dụ áp suất máy nén khí áp đặt vào xy lanh được set ở mức 85psi. Đồng hồ áp suất tại xylanh đạt 80psi. Coi như có 5psi bị rò rỉ.
- thực hiện y hệt cho các xy lanh còn lại

Để có một động cơ tốt thì:
- kết quả leak down khoảng tầm 5-10%, cực tốt thì 2-3%. Con số phần trăm chính là tỉ lệ áp suất bị rò rỉ ra.
- QUAN TRỌNG hơn nữa là các xylanh phải có kết quả đều nhau. Độ lệch phải dưới 10% giữa các xy lanh. Máy tốt thì phải lệch dưới 3-4%.

Nếu kết quả leak down cao hơn 10% thì có thể xem xy lanh đang đó có vấn đề. Mình có thể dự vào các dấu hiệu sau để chẩn đoán ra vị trí bệnh:
- để tai vào ống pô, nếu có âm thanh xèo xèo thì có thể là rò xúp páp xả
- để tai vào bướm ga nếu có âm thanh xèo xèo thì là rò hơi xúp páp nạp
- xủi bọt ở nắp két nước thì có thể xì ron culass hoặc bị nứt lòng xylanh
- để tai vào nắp nhớt nếu có âm thanh xèo xèo thì có thể hở bạc piston hoặc piston bị bể.

Chú ý: nên thực hiện khi máy nóng.
2-bai-kiem-tra-don-gian-danh-gia-tinh-trang-dong-co (4).jpg
Bên trên là 2 cách kiểm tra tình trạng động cơ rất hữu hiệu và khá đơn giản để thực hiện. Khi mua xe cũ, rất quan trọng khi các bạn thực hiện 2 bài test này để thực sự đánh giá đc tình trạng động cơ của chiếc xe.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên