GIúp đỡ về mạch thủy lực

anhvip46
Bình luận: 14Lượt xem: 3,044

anhvip46

Tài xế O-H
EM xin chào mọi người ạ, em đang là sinh viên làm luận văn tốt nghiệp ạ.
Em có được giao thiết kế 1 mạch thủy lực, nhưng thầy giáo xem qua có nói là mạch bị sai, em chưa biết sai ở đâu, mọi người giúp e với ạ.
Mạch để điều khiển áp suất, dùng van tỉ lệ điện tử để điều khiển
upload_2017-9-21_13-30-35.png


1- Bộ lọc.

2- Bơm.

3- Van an toàn.

4- Van tỉ lệ giảm áp.

5- Van 3/2.

6- Bộ xử lý PLC.

7- Cảm biến áp suất.

8- Xy lanh ép.

9- Bể.
 

TranTong

Tài xế O-H
Ý thầy nói sai chỗ nào vậy bạn?
Nếu cảm biến áp suất gắn sau xilanh thì khi bơm quá áp van an toàn đã làm việc rồi đâu cần đến cảm biến gắn sau xilanh nữa nhỉ?
Nếu cảm biến để đảm bảo an toàn cho xilanh thì gắn đấy đúng rồi. Nếu có sự cố khiến xilanh tăng áp thì cảm biến áp suất nhận tín hiệu truyền về PLC sau đó xử lý đưa tín hiệu lên van phân phối 3/2 xả dầu về thùng.nhưng có lẽ tín hiệu PLC phải qua van tỉ lệ giảm áp mới đưa lên van phân phối.Van phân phối không nhận tín hiệu từ PLC.
Mình tay ngang góp ý vậy thôi, nếu sai mong các cụ bỏ qua nha!
 

tranquynhnd

Tài xế O-H
Mình là dân ngoại đạo ko hiểu mục đích cái mạch của bạn cũng không hiểu lắm cơ chế làm viêc các chi tiết trên mạch nhưng theo cái hiểu của mình thì cái mạch của bạn cần thêm hai con cảm biến áp suất trước van 4 và 5 để khối plc có thêm thông tin đầu vào để tính toán điều khiển độ đóng mở các van 4 và 5
 

anhvip46

Tài xế O-H
Cao nhân chỉ bảo bác này!
Kiểm tra lại rồi hỏi tiếp nhé!View attachment 63053

View attachment 63054
Em rất cám ơn bác đã giúp đỡ nhiệt tình vậy ạ.
Mục tiêu của mạch là để giữ 1 áp suất ép cố định. Khi cài đặt 1 áp suất ví dụ 200 bar, thì cảm biến sẽ luôn đưa về những thay đổi để điều khiển van tỉ lệ, giúp áp suất luôn nằm ở khoảng 200 bar đó.
Còn đầu ép xy lanh thì gắn chặt vào tải luôn ạ, nên ko có tháo tải.
Van tỉ lệ áp suất nên dùng là van nào v ạ.
 

anhvip46

Tài xế O-H
Mình là dân ngoại đạo ko hiểu mục đích cái mạch của bạn cũng không hiểu lắm cơ chế làm viêc các chi tiết trên mạch nhưng theo cái hiểu của mình thì cái mạch của bạn cần thêm hai con cảm biến áp suất trước van 4 và 5 để khối plc có thêm thông tin đầu vào để tính toán điều khiển độ đóng mở các van 4 và 5

van 5 là khi mình muốn ép thì mình kích lên, còn van 4 thì chỉ cần 1 con cảm biến áp để thu tín hiệu input thôi ạ. Nên em nghĩ là dùng 1 con ở đó được rồi.
Bac có cao kiến gì giúp em với
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
các bác giúp đỡ em với ạ... đưa vào fluidsim mô phỏng chạy ok rồi mà ko hiểu sai chỗ nào.
Mạch của cậu sai từ cơ bản rồi. Trước hết, cậu tìm hiểu, đọc kỹ lại nguyên lý làm việc của VAN ĐIỆN TỪ TỶ LỆ GIẢM ÁP đã rồi ta nói tiếp.
Ký hiệu của VAN ĐIỆN TỪ TỶ LỆ dùng để GIẢM ÁP có thể hơi sai khác nhau một chút tùy vào cách vẽ của mỗi nhà sản xuất, nhưng về mặt nguyên lý làm việc thì bắt buộc phải giống nhau.
Hình bên dưới là 3 kiểu ký hiệu của 3 nhà sản xuất khác nhau, cậu coi xem nó khác với cái VAN TỶ LỆ GIẢM ÁP của cậu ở điểm nào nhé.

PSV KOBELCO.png

PSV KOMATSU.png

PSV.png
 

anhvip46

Tài xế O-H
E
Mạch của cậu sai từ cơ bản rồi. Trước hết, cậu tìm hiểu, đọc kỹ lại nguyên lý làm việc của VAN ĐIỆN TỪ TỶ LỆ GIẢM ÁP đã rồi ta nói tiếp.
Ký hiệu của VAN ĐIỆN TỪ TỶ LỆ dùng để GIẢM ÁP có thể hơi sai khác nhau một chút tùy vào cách vẽ của mỗi nhà sản xuất, nhưng về mặt nguyên lý làm việc thì bắt buộc phải giống nhau.
Hình bên dưới là 3 kiểu ký hiệu của 3 nhà sản xuất khác nhau, cậu coi xem nó khác với cái VAN TỶ LỆ GIẢM ÁP của cậu ở điểm nào nhé.

View attachment 63269
View attachment 63319
View attachment 63320
m cám ơn bác đã góp ý ạ, cái valve này emm biết là kí hiệu sai ạ, tại em lấy trong fluidsim có sẵn nên chưa có sửa, thiếu 1 đường dầu về bể, nhưng mà vẫn đề là cái mạch này sai cơ bản chỗ nào ạ, như bác nói ấy ạ.
Em dân ko chuyên nên không rõ lắm T.T, bác giúp em với.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
E

m cám ơn bác đã góp ý ạ, cái valve này emm biết là kí hiệu sai ạ, tại em lấy trong fluidsim có sẵn nên chưa có sửa, thiếu 1 đường dầu về bể, nhưng mà vẫn đề là cái mạch này sai cơ bản chỗ nào ạ, như bác nói ấy ạ.
Em dân ko chuyên nên không rõ lắm T.T, bác giúp em với.
1)- Không có đường về thùng thì không thể giảm áp được.
2)- Van 4 và van 5 có chung tín hiệu điều khiển là không ổn rồi, mạch sẽ dao động đóng mở liên tục==>áp suất dao động tăng giảm theo !!
Cậu nói rõ yêu cầu của mạch thiết kế để làm gì? Xy lanh thủy lực có cần trả lại vị trí cũ hay không... tôi giúp cho.
 

anhvip46

Tài xế O-H
Nếu cậu dùng cái van 4 như ký hiệu trên hình của cậu thì sửa lại mạch như hình bên dưới.



View attachment 63327
Mục đích của mạch là điều khiển áp suất cố định tại 1 vị trí theo yêu cầu.
em dùng xy lanh thủy lực này ép lên 1 cụm con lăn, để ép xuống lớp liệu, áp suất thủy lực ở đây có vai trò để ép xuống giữ khoảng cách giữa mặt con lăn và khuôn là 1 mm, đề phòng trường hợp liệu gồ ghề hay có vấn đề thì con lăn sẽ ko bị nhấp nhô lên làm khoảng cách 1 mm kia thay đổi.
mạch cũ khi sử dụng, set áp là 190 bar thì nó hay nhảy lung tung và khó duy trì ở đầu ra thực tế.
NÊn em phải sử dụng 1 cái cảm biến áp feedback về, điều khiển cái van áp suất này cho nó luôn cố định ở mức 190 bar thực tế bác ạ.
 

LẠC HẬU

Đi xe đạp nên không có bằng lái.
Nhân viên
Mục đích của mạch là điều khiển áp suất cố định tại 1 vị trí theo yêu cầu.
em dùng xy lanh thủy lực này ép lên 1 cụm con lăn, để ép xuống lớp liệu, áp suất thủy lực ở đây có vai trò để ép xuống giữ khoảng cách giữa mặt con lăn và khuôn là 1 mm, đề phòng trường hợp liệu gồ ghề hay có vấn đề thì con lăn sẽ ko bị nhấp nhô lên làm khoảng cách 1 mm kia thay đổi.
mạch cũ khi sử dụng, set áp là 190 bar thì nó hay nhảy lung tung và khó duy trì ở đầu ra thực tế.
NÊn em phải sử dụng 1 cái cảm biến áp feedback về, điều khiển cái van áp suất này cho nó luôn cố định ở mức 190 bar thực tế bác ạ.
Ở trên tôi đã nói rồi đấy. Nếu dùng cái van số 4 có ký hiệu và ráp mạch như cậu vẽ thì:
2)- Van 4 và van 5 có chung tín hiệu điều khiển là không ổn rồi, mạch sẽ
dao động đóng mở liên tục==>áp suất dao động tăng giảm theo !!
Cái van số 4 của cậu không phải là van GIẢM ÁP mà nó là van XẢ ÁP (Proportional Relief Valve).
Cậu lắp lại mạch như tôi vẽ.
.....Đặt lại cái van số 4 cho đúng vị trí.
.....Tách 2 đường điều khiển ra.
.....Bỏ luôn cái cảm biến hồi tiếp nó vẫn chạy ổn.
.....Thậm chí không cần cả PLC. Chỉ cần lắp mạch điều chế độ rộng xung để đặt mức áp suất mong muốn cho van số 4 + công tắc ON-OFF cho van số 5 là xong.
Muốn tham khảo tài liệu các loại van chỉnh áp loại điện từ tỷ lệ (PRESSURE CONTROL PROPORTIONAL SOLENOID VALE) thì bấm đường dẫn bên dưới tải về mà xem.


https://dc-us.resource.bosch.com/me..._1/industrial_hydraulics_5/pdfs_4/re29162.pdf
PARKER PSV.png


BOSCH PSV RELIEF.png
 

anhvip46

Tài xế O-H
Ở trên tôi đã nói rồi đấy. Nếu dùng cái van số 4 có ký hiệu và ráp mạch như cậu vẽ thì:

Cái van số 4 của cậu không phải là van GIẢM ÁP mà nó là van XẢ ÁP (Proportional Relief Valve).
Cậu lắp lại mạch như tôi vẽ.
.....Đặt lại cái van số 4 cho đúng vị trí.
.....Tách 2 đường điều khiển ra.
.....Bỏ luôn cái cảm biến hồi tiếp nó vẫn chạy ổn.
.....Thậm chí không cần cả PLC. Chỉ cần lắp mạch điều chế độ rộng xung để đặt mức áp suất mong muốn cho van số 4 + công tắc ON-OFF cho van số 5 là xong.
Muốn tham khảo tài liệu các loại van chỉnh áp loại điện từ tỷ lệ (PRESSURE CONTROL PROPORTIONAL SOLENOID VALE) thì bấm đường dẫn bên dưới tải về mà xem.


https://dc-us.resource.bosch.com/me..._1/industrial_hydraulics_5/pdfs_4/re29162.pdf
View attachment 63344

View attachment 63349
Ủa bác. Em tưởng van an toàn pressure relief valve. Có tác dụng an toàn cho hệ thống, cứ bơm lên quá áp thì sẽ xiết về áp set để k quá áp. V nên e mới dùng van giảm áp tỉ lệ. Để set áp riêng cho hoạt động trong mạch, chứ ko dùng van an toàn tỉ lệ ạ.
Còn vụ cảm biến và plc.
Mạch cũ ko có nên nó rất hay nhảy, đặt 190 thì lên 200 r lại về 180 lung tung, nên e mới dùng PID set áp qua Plc để nó đáp ứng liên tục đó bác ạ.
Mong bác chỉ giáo thêm ạ.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên