Kinh nghiệm lái xe đường dài

M
Bình luận: 0Lượt xem: 1,030

muoibeo051211

Tài xế O-H
1. Kiểm tra xe
Bạn phải chắc rằng “xế” yêu của mình phải đủ khỏe để chạy trên chặng đường dài. Đầu tiên, bạn phải kiểm tra xe thật kỹ trước khi khởi hành (kiểm tra dầu, nhớt, nước mát, lốp xe,… và đặc biệt chú ý về phanh xe). Bạn nên rửa xe trước khi đi như vậy đi đường sẽ dễ chịu hơn. Có thể chỉnh ghế lùi ra sau một chút so với khi đi trong thành phố vì trên đường cao trường không phải xử trí nhiều và cũng không có xe máy chen ngay trước mũi mình.
Gương cũng là bộ phận không thể bỏ qua khi kiểm tra, bạn nên chỉnh gương thật chuẩn để có thể quan sát đường tốt nhất chứ không phải là để quan sát thân xe. Nhìn gương bằng một cái liếc mắt thôi cũng là quan trọng lắm khi chạy xe kể cả là đường trường hay đường thành phố đoạn ngắn.

2. Tâm lý tốt
Hãy tự nhủ rằng: “Ai cũng phải đôi lần chạy xe xa lộ và đường trường, họ chạy rồi thành quen, mình cũng có thể làm được như vậy”. Có thể bạn sẽ đôi khi có những tâm lý không tốt, vừa lái xe vừa thở gấp, bị giật mình mỗi khi có xe nào đó chạy vụt qua hoặc tạt qua mũi xe mình,… việc này có thể làm bạn đâm hoảng, tay lái run. Vì vậy, bạn phải tự tin là mình sẽ lái xe ở xa lộ tốt. Tâm lý tốt sẽ giúp bạn bình tĩnh, thoải mái khi cầm vô lăng và điều khiển xe.

3. Quan sát các biển báo giao thông
Khi lái xe đường dài, việc quan sát các biển báo giao thông là rất cần thiết, nhất là biển báo giới hạn tốc độ thường đặt tại khu vực đông dân cư như thị xã, thị trấn,… Ngoài ra, bạn đi đúng tốc độ thì không phải lo đến việc cảnh sát giao thông “hỏi thăm”.
Ngoài ra, trên đường đi, bạn đừng quan sát với tầm nhìn quá gần. Vì nếu vậy, thứ nhất là không an toàn, đồng thời sẽ làm bạn rất dễ bị cảm giác “vẽ rồng, vẽ rắn” trên đường.
4. Tốc độ và khoảng cách
Bạn nên đi với tốc độ chung của các phương tiện trên đoạn đường đó, không thay đổi tốc độ đột ngột (trừ trường hợp khẩn cấp). Không nên đi quá nhanh, bám đuổi vượt hết đoàn xe này đến đoàn xe khác, bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng và nhanh mệt. Điều này không an toàn cho bạn và người ngồi trên xe. Bạn cũng không nên đi quá chậm. Nên chạy tốc độ trung bình, nhanh thì 60 km/h, còn trung bình cứ 40 km/h – 50 km. Lưu ý thêm, việc chạy với tốc độ trên 80km/h là khá nguy hiểm.
Khi đi trên đường tuyệt đối bạn không được bám sát đuôi xe khách vì những xe này thường phanh gấp bất cứ lúc nào để đón và trả khách rất nguy hiểm. Nên chú ý nhường đường cho các xe xin vượt khi bạn quan sát thấy không có nguy hiểm. Không phanh gấp ngoại trừ những trường hợp đột xuất bất thường.
5. Đừng mở nhạc quá lớn
Âm nhạc cũng rất cần thiết cho sự thư giãn, tuy nhiên bạn đừng vặn quá lớn. Nếu vậy, bạn sẽ khó có thể nghe được tiếng còi từ những xe sau và mất tập trung vào những tín hiệu xin đường trong quá trình lưu thông.
6. Nguyên tắc vượt xe và nhường đường
Vượt xe chạy phía trước: Nguyên tắc phải xi nhan và quan sát, kết luận chắc chắn lái xe phía trước cho mình vượt (bật xi nhan ra hiệu hoặc vẫn giữ tốc độ ổn định) và quan sát gương chắc chắn không có xe nào ngay sau xe mình thì nhấn ga vượt ngay.
- Nhường đường cho xe sau: Khi có xe sau xi nhan muốn mình nhường đường, hãy thong thả quan sát, nếu thấy chắc chắn mình có thể sang làn khác được thì mới xi nhan và sang làn đường khác. Tuyệt đối tránh là thấy xe sau xi nhan lâu quá mà vội tạt sang, không cẩn thận có xe khác đang chạy tốc độ cao ở làn ta muốn sang đấy.

7. Nghỉ ngơi khi có cảm giác mệt
Nên nghỉ một vài điểm dọc đường để nghỉ ngơi, uống nước. Bạn nên nghỉ khi chạy 2 giờ liền hoặc khi đi được quãng đường 150km đến 200 km. Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục nhất là với cổ và vai. Còn nhiều bài viết về xe tại mạng xã hội Facebook, cùng tham khảo và tìm hiểu về lái xe nhiều hơn nhé!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên