Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ

doicanhbac9009
Bình luận: 1Lượt xem: 1,922

doicanhbac9009

Tài xế O-H
Dung dịch nước làm mát là thành phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu bên trong động cơ. Nó có nhiệm vụ không hề kém cạnh nếu so sánh với "người anh em" nhớt. Dung dịch này là cầu nối trung gian giúp vận chuyển nhiệt từ thân động cơ sang két làm mát. Khi động cơ được giải nhiệt, các chi tiết bên trong sẽ hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả hơn.

Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ .jpg

Dung dịch nước làm mát không hẳn là loại nước thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta mà là một loại dung dịch chất lỏng chuyên dụng. Thành phần chính là nước cất (nước tinh khiết) và dung dịch làm mát ethylene glycol có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh, cùng các chất phụ gia giúp chống bay hơi, ăn mòn động cơ... Việc sử dụng đúng loại dung dịch nước làm mát không những giúp động cơ giải nhiệt tốt mà còn tránh việc tích tụ các cặn bẩn gây hư hỏng, ảnh hưởng đến các chi tiết quan trọng bên trong động cơ.

I. Khi nào cần thay nước làm mát động cơ?
Nước làm mát động cơ tiêu chuẩn thường có màu xanh lá cây, đây là một loại nước làm mát phổ biến nhất mà theo khuyến cáo chung thì tuổi thọ của nó khi nằm ở trong động cơ sẽ đạt được nhiều năm (3-5 năm) mới cần phải thay thế. Nhưng đối với một số thương hiệu xe ô tô khác, có thể nhà sản xuất đã chỉ định sử dụng loại nước làm mát với tuổi thọ dài hoặc rất dài đến mức chúng ta không cần phải thay thế nó định kỳ, chỉ thay khi kiểm tra bảo trì hệ thống (két nước, ống dẫn nước, bơm nước....).

Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ  2.jpg
Thông thường việc thay nước làm mát khi xe đạt được lộ trình 40.000 - 50.000 km (tương ứng 2-3 năm). Tuy nhiên, việc thay nước làm mát nên thay 1 năm 1 lần để đảm bảo động cơ hoạt động tốt hơn. Đừng nên tiếc tiền cho việc làm này bởi vì đây chính là loại "bảo hiểm giá rẻ" giúp xe của bạn hoạt động ổn định hơn, tránh hư hỏng hao mòn trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, một số thương hiệu xe ô tô cao cấp sử dụng loại nước làm mát có tuổi thọ dài hạn, họ không có khuyến cáo phải thay nước làm mát động cơ trừ khi có những sửa chữa hệ thống liên quan thì mới thay.

Lưu ý nhỏ
: Ở một số hãng xe sang (ví dụ BMW) khi thay nước làm mát bắt buộc phải xả Air.

II. Vậy dung dịch nước làm mát được làm bằng gì và có bao nhiêu loại?
1. Dung dịch nước làm mát:

- Là một loại chất lỏng cô đặc, thường được làm từ Ethylene Glycol cùng với một số chất phụ gia bảo vệ được trộn với nước khử khoáng để tạo ra chất làm mát.

- Propylene Glycol (không độc hại như Ethylene Glycol), không hấp thụ nhiệt hiệu quả như nước thông thường. Nhưng khi thêm vào nước, nó có khả năng hạ thấp nhiệt độ đóng băng của chất lỏng cũng như tăng nhiệt độ sôi của dung dịch.

- Tỷ lệ Glycol với nước phổ biến được sử dụng là 50:50. Điều này sẽ hạ thấp điểm đóng băng của chất lỏng xuống âm 39°C và nâng điểm sôi lên 108°C. Các nhà sản xuất có thể khuyến nghị các tỷ lệ hỗn hợp cụ thể khác, thế nhưng nếu dưới 33,5% Glycol, chất làm mát sẽ bảo vệ đóng băng không tốt, và trên 65% GlycBrool hỗn hợp có độ hấp thu nhiệt không hiệu quả.
Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ  1.jpg

2. Các loại chính:
- Dung dịch nước làm mát hiện nay thường sử dụng có 3 loại chính, tùy thuộc vào màu sắc mà công dụng mỗi loại sẽ khác nhau.

a. Loại dung dịch nước làm mát màu xanh - Công nghệ Axit vô cơ (Inorganic Acid Technology - IAT):
- Được sử dụng phổ biến trong những chiếc xe được sản xuất tại Mỹ từ năm 1920 đến năm 1990.

- Chất làm mát này chứa silicat và chất chống ăn mòn Phosphat để bảo vệ các bộ phận kim loại như bộ tản nhiệt và động cơ.
Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ 5.jpg
- Loại dung dịch này có màu xanh tươi sáng, được khuyến khích thay mỗi 50.000km hoặc 2 năm. Chất làm mát này thường được sử dụng trong những chiếc xe cũ được sản xuất trước giữa những năm 1990 (Xe trong nước từ thập niên 20 đến 90, GM, Ford, Chrysler).
Đây là loại dung dịch đổ thẳng trực tiếp, không cần phải pha trộn tỷ lệ nước nhưng hai loại còn lại.

b. Loại dung dịch nước làm mát có màu đỏ - Công nghệ Axit hữu cơ (Organic Acid Technology - OAT)
- Được sử dụng hầu hết ở những chiếc xe hơi ngày nay trên toàn thế giới, phù hợp với xe sử dụng tản nhôm. Dung dịch nước làm mát OAT có rất nhiều màu từ cam, đỏ tươi, đỏ, xanh dương cho đến xanh đậm; nhưng trên thị trường chúng ta dễ bắt gặp màu đỏ nhất). Loại màu đỏ này khác với màu xanh ở chỗ nó có chất Borate (chất ngăn chặn sự hình thành axit và chống ăn mòn, giữ độ pH trên 7).
Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ 6.jpg
- Chất làm mát này không chứa Silicat hoặc Phosphat, tuy nhiên nó chứa chất chống ăn mòn cho phép nó tồn tại trong một thời gian dài hơn. Các chất phụ gia đặc biệt được sử dụng để ngăn ngừa rỉ sét và ăn mòn. Loại dung dịch làm mát này khuyến khích nên thay trên 200.000km hoặc mỗi 3 năm.

- Tuy nhiên, không có loại nữa nào bền vững và tồn tại lâu đến thế. Loại này thường được sử dụng trong những chiếc xe của các hãng như GM, VW, Honda, Mitsubishi, Nissan, Toyota,...

c. Loại dung dịch nước làm mát nhiều màu- Công nghệ axit hữu cơ lai (Hybrid Organic Acid Technology - HOAT)
- Đây là sự pha trộn giữa chất làm mát IAT và OAT, nó được thiết kế cho những chiếc xe đời mới. Chất làm mát này có chứa thêm silicat kèm các chất phụ gia khác làm tăng khả năng bảo vệ nhôm và chống ăn mòn, chống gỉ. Dung dịch nước làm mát HOAT nhiều màu, (loại thường sử dụng là Zerex)

- Trên 250.000km hoặc 5 năm nên thay một lần. Loại này thường được sử dụng trong các nhà sản xuất xe hơi lớn của Châu Âu, Châu Á...

- Dung dịch làm mát OAT hoạt động tuyệt vời trong các hệ thống được chế tạo và sử dụng riêng cho nó nhưng lại hoạt động kém trong xe sử dụng các bộ tản nhiệt kiểu cũ như sử dụng hàn chì. Nếu sử dụng nó trên loại cũ, nó có xu hướng tấn công và phá hủy bộ tản nhiệt từ trong ra ngoài.

3. Pha trộn dung dịch làm mát:
* Lưu ý:
- Có thể trộn nếu cùng loại khác màu.
- Không thể trộn các dung dịch làm mát khác loại với nhau.
  • Ví dụ: Thêm dung dịch làm mát OAT hay HOAT vào dung dịch nước làm mát IAT không làm nó có tuổi thọ cao hơn. Tuy nhiên, việc thêm vào còn tiêu hủy đi các lợi ích của OAT / HOAT vốn có và làm cho hỗn hợp pha trộn chỉ tốt trong tối đa khoảng 2 năm hoặc ít hơn trong một số trường hợp.
Chất làm mát cần được pha với nước theo tỷ lệ 50-50 để nó hoạt động (thông thường sẽ có hướng dẫn pha trộn trên chai). Với mật độ tạp chất clorua và độ cứng có trong nước máy ngày nay, người ta thường sử dụng nước cất để giảm mức độ ăn mòn. Vì nước máy còn có chứa các ion magiê, canxi và độ cứng sẽ lắng đọng trong bộ tản nhiệt, làm giảm hiệu quả làm mát.
Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ 8.jpg

Khi trộn chất làm mát và nước cất với nhau, cẩn thận làm theo tỷ lệ phần trăm trên chai tùy thuộc vào chi tiết mỗi loại. (Ví dụ: Nếu ở nơi có mùa đông khắc nghiệt hơn, hầu hết các chất làm mát khuyên dùng hỗn hợp 40% nước cất và 60% chất làm mát).

4. So sánh mỗi loại dung dịch nước làm mát:

Phân loại dung dịch nước làm mát động cơ 9.png
Nguồn fuelandfriction
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên