Sửa chữa thân máy

O
Bình luận: 0Lượt xem: 9,445

otohui

Tài xế O-H
SỬA CHỮA THÂN MÁY
Thân máy là nơi gá nắp các cụm chi tiết, các hệ thống của động cơ và tạo dáng cho động cơ . Thân máy được làm việc trong điều kiện phải chịu trọng lượng các chi tiết lắp trên đó, đồng thời chịu tác dụng của lực khí thể biến đổi theo chu kỳ, có trị số lớn gây rung động và va đập.Và chịu nhiệt độ cao của khí cháy . Vật kiệu để chế tạo thân máy đòi hỏi phải rất bền , cơ tính cao, nhẹ, chịu nhiệt và truyền nhiệt tốt. Thường được đúc bằng hợp kim nhôm ( động cơ xăng, công suất nhỏ) hoặc bằng gang hợp kim ( động cơ Diezen) xem hình 1
Thân máy có loại làm liền với xi lanh có loại làm rời xi lanh. Trong thân máy loại xi lanh liền có các lỗ xi lanh được gia công chính xác và mài bóng. Hiện nay động cơ thường có thân máy được làm rời với xi lanh. Trong thân máy loại này có các lỗ để lắp các ống xi lanh ( sơ mi xi lanh ). Xung quanh xi lanh có áo nước làm mát.
Phía dưới có các vách ngăn, ổ đỡ để lắp trục khuỷu, gọi là các ổ trục chính. Nắp của các ổ trục chính được lắp với thân bằng 2 bu lông. Trong thân động cơ với trục cam dẫn động bằng bằng bánh răng còn có các gối gối đỡ trục cam và có khoan đường dầu dẫn tới các ổ trục chính, ổ trục cam, tới nắp máy để bôi trơn các chi tiết chuyển động gá lắp trên đó.
Đối với động cơ làm mát bằng gió mặt ngoài thân vùng bao quanh các xi lanh có các cánh tản nhiệt, loại này thường làm bằng hợp kim nhôm.
Phía trên thân máy được gia công phẳng, nhẵn có gia công các lỗ ren để bắt các gu giông, các lỗ dẫn dầu bôi trơn, lỗ dẫn nước từ thân máy lên nắp máy.
Phía dưới có mặt phẳng liên kết với các te ( đáy máy) chứa dầu.
Phía trước lắp bánh răng hộp phân phối phía sau liên kết với vỏ bánh đà.
Thân máy còn có các bích để lắp các tai bắt liên kết với khung xe.
Hình 1 : Thân máy động cơ 6 xi lanh thẳng hàng

Hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa

1.
Hư hỏng thường gặp và nguyên nhân
Nứt, vỡ do sự cố của nhóm piston - thanh truyền hoặc đổ nước lạnh đột ngột khi nhiệt độ động cơ đang cao.
Vùng áo nước bị ăn mòn hoá học, bám cặn bẩn, tắc đường nước.
Bị tắc đường dầu bôi trơn do dầu có cặn bẩn.
Các lỗ ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
Mặt phẳng lắp ghép với nắp máy bị cong vênh.
Xi lanh liền thân bị mòn côn, méo do tiếp xúc với vòng găng và piston.
2.
Cách kiểm tra
Quan sát bằng mắt thường xem có vết nứt, áo nước có bị ăn mòn, dơ bẩn, đường dầu có bị tắc, các lỗ ren và các xi lanh có vết xước không?
Dùng thước thẳng và căn lá để kiểm tra sự cong vênh mặt phẳng thân máy, độ cong vênh tối đa là 0,05 mm ( cách kiểm tra tương tự như kiểm tra mặt phẳng nắp máy - hình 2)
Kiểm tra các chân ren xem có bị hỏng không?
3.
Sửa chữa:
- Vết nứt ở thân máy có thể khoan chặn hai đầu sau đó hàn với que hàn phù hợp. Trường hợp không cho phép hàn ( có thể gây ra biến dạng hoặc nứt tiếp ) thì dùng phương pháp cấy đinh hay ốp bản. Phương pháp cấy đinh là phương pháp bắt một chuỗi vít liên tiếp nhau ngay trên vết nứt để lấp lại.( hình 3).Trình tự gồm các bước:

+
Khoan chặn hai đầu vết nứt xuyên suốt bề dày thân hộp với f = 0,8M ( M là đường kính ren vít từ 8 ¸ 10 mm), khoảng cách tâm bằng 4/3M trên vết nứt và ta rô các lỗ khoan với M đã chọn.
+
Bắt vít vào các lỗ hết bề dày thân.
+
Khoan tiếp các lỗ còn lại trên vết nứt vào khoảng hở giữa các lỗ đã bắt vít, thực hiện ta rô ren và bắt vít như trên.
Mặt phẳng cong vênh sửa chữa như nắp máy.
Xi lanh bị cào xước sâu phải doa lại theo kích thước sửa chữa.
Đường dầu tắc thông rửa bằng khí nén.
Ren hỏng sửa chữa như ở nắp máy.
Các áo nước bám cặn xúc rửũcem phàn hệ thống làm mát.
Các gối đỡ trục chính, trục cam mòn côn, ô van quá giới hạn phảI tiện láng trên máy tiện chuyên dùng
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên