Tại sao "tốc độ không tải" cao lại gây tốn xăng

thaoden
Bình luận: 13Lượt xem: 3,539

thaoden

Tài xế O-H
Mừng viết threat này vì muốn tìm hiểu lý do tại sao khi tốc độ cầm chừng cao lại làm xe tốn xăng rất nhiều
Mình xin ghi những hiểu biết của mình ra đây, mong anh em bổ sung, chỉ ra những sai sót của mình để giúp khai thông não của của mình 1 chút:
Hôm trước mình làm chiếc Innova, mình điều chỉnh con vít ở họng ga để đẩy tốc độ không tải lên 900 vg/ph, vì ở tốc độ này, xe đỡ rung giật hơn nhưng chạy 1 thời gian thì khách báo lại là xe tốn xăng quá. Mình cố tìm hiểu trên mạng nguyên nhân nhưng không thấy nên mới đem lên đây, nhờ các cao nhân chỉ bảo.
Mình hiểu rằng, về lý thuyết tốc độ không tải, hay tốc độ cầm chừng là tốc độ thấp nhất có thể mà động cơ không bị tắt máy, và tốc độ không tải cao thì nó tốn xăng hơn so với thấp ( máy nhanh hơn thì tốn xăng hơn)
Nhưng mình cũng thấy rằng, nếu khi động cơ chạy trên đường thì tốc độ lúc này luôn lớn hơn tốc độ không tải, nên mình nghĩ, ảnh hưởng của tốc độ không tải đến vận hành không quá lớn.
Tốc độ trên đường thường rơi vào khoảng 1500 - 2000 , nếu như tốc độ không tải mình để 900 thì chỉ cần mở họng ga thêm 1 ít thì đủ tốc độ cần thiết; cũng như mình để ở 700 thì cần mở họng ga lớn hơn ( so với 900) để đạt đến tốc độ cần thiết.
Vậy, tốc độ cần thiết thường là cố định.
Nhưng khi mình để tốc độ không tải cao thì chủ xe nói rằng xe uống hơn 2l/100 km so với hồi cũ.
Mình đang phân vân không biết có phải do tốc độ không tải cao hay còn do vấn đề khác hay không?

* Mình kiểm tra buji thì rất đẹp, không có mùi xăng ở ống xả, nên mình nghĩ là cháy tốt*
 

DINHSY

Tài xế O-H
Bugi thì mới chạy. Phải để một thời gian mới biết được. Cảm biến khí xả nó làm việc thì không có mùi xăng sống được vì không phải U - OÁT.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Mừng viết threat này vì muốn tìm hiểu lý do tại sao khi tốc độ cầm chừng cao lại làm xe tốn xăng rất nhiều
Mình xin ghi những hiểu biết của mình ra đây, mong anh em bổ sung, chỉ ra những sai sót của mình để giúp khai thông não của của mình 1 chút:
Hôm trước mình làm chiếc Innova, mình điều chỉnh con vít ở họng ga để đẩy tốc độ không tải lên 900 vg/ph, vì ở tốc độ này, xe đỡ rung giật hơn nhưng chạy 1 thời gian thì khách báo lại là xe tốn xăng quá. Mình cố tìm hiểu trên mạng nguyên nhân nhưng không thấy nên mới đem lên đây, nhờ các cao nhân chỉ bảo.
Mình hiểu rằng, về lý thuyết tốc độ không tải, hay tốc độ cầm chừng là tốc độ thấp nhất có thể mà động cơ không bị tắt máy, và tốc độ không tải cao thì nó tốn xăng hơn so với thấp ( máy nhanh hơn thì tốn xăng hơn)
Nhưng mình cũng thấy rằng, nếu khi động cơ chạy trên đường thì tốc độ lúc này luôn lớn hơn tốc độ không tải, nên mình nghĩ, ảnh hưởng của tốc độ không tải đến vận hành không quá lớn.
Tốc độ trên đường thường rơi vào khoảng 1500 - 2000 , nếu như tốc độ không tải mình để 900 thì chỉ cần mở họng ga thêm 1 ít thì đủ tốc độ cần thiết; cũng như mình để ở 700 thì cần mở họng ga lớn hơn ( so với 900) để đạt đến tốc độ cần thiết.
Vậy, tốc độ cần thiết thường là cố định.
Nhưng khi mình để tốc độ không tải cao thì chủ xe nói rằng xe uống hơn 2l/100 km so với hồi cũ.
Mình đang phân vân không biết có phải do tốc độ không tải cao hay còn do vấn đề khác hay không?

* Mình kiểm tra buji thì rất đẹp, không có mùi xăng ở ống xả, nên mình nghĩ là cháy tốt*
- Điều bác nói đúng hoàn toàn trong trường hợp sử dụng van không tải
- Với xe Innova, việc đó đã làm tăng tốc độ không tải, đồng thời làm tăng tải cho động cơ, nên nó phải cấp thêm nhiên liệu, hiệu chỉnh đánh lửa, hiệu chỉnh lamda theo hướng tăng. Vì vậy nó không chỉ ăn thêm ở cái chỗ 200 vòng/phút đâu ạ
 

sang_dien

Tài xế O-H
Mình nghĩ vấn đề là do chạy đường phố, chạy ở chế độ không tải nhiều nên tốn xăng hơn thôi.
Nếu chạy đường xa thì ảnh hưởng không lớn.
 

thaoden

Tài xế O-H
- Điều bác nói đúng hoàn toàn trong trường hợp sử dụng van không tải
- Với xe Innova, việc đó đã làm tăng tốc độ không tải, đồng thời làm tăng tải cho động cơ, nên nó phải cấp thêm nhiên liệu, hiệu chỉnh đánh lửa, hiệu chỉnh lamda theo hướng tăng. Vì vậy nó không chỉ ăn thêm ở cái chỗ 200 vòng/phút đâu ạ
Giả sử rằng xe chạy khi tốc độ động cơ là 1600vg/ph thì với tốc độ không tải là 900 hay 700 cũng đâu có ảnh hưởng gì đến khi tốc độ dcơ là 1600 vg/ph. Việc đạt đến tốc độ cần thiết do độ mở của bướm ga, mở ít với mở nhiều.
Có lẽ theo comment trên là tiêu hao nhiên liệu ở chế độ chờ của xe có lẽ đúng hơn.
 

Phongtrinhxuan

Tài xế O-H
Đối với xe điều chỉnh tốc độ không tải có sử dụng vít không tải thì khi điều chỉnh vít này thì có ảnh hưởng tới mọi dải tốc độ của động cơ
Còn xe không có vít này (các xe hiện đại ngày nay thì không ảnh hưởng gì cả)
Hy vọng thông tin này có ích cho bạn
 

dungcv

Tài xế O-H
Giải thích nôm na cho bạn là như này: khi bạn chỉnh vít không tải tăng có nghĩa là bạn tăng gió, khi bướm ga mở thì gió vẫn vào nhiều hơn so với bạn để không tải chuẩn. Gió vào nhiều hơn thì xăng phải phun nhiều hơn. Còn bạn so sánh số vòng quay không tải và số vòng quay khi có tải thì nó khập khiễng quá. Còn cặn kỹ nữa thì bạn giở lại chức năng hoạt động của các cảm biến thì bạn sẽ rõ hơn. Mà xe bị rung rật thì bạn nên kiểm tra lại dây cao áp, bobin có máy nào đó nó kém hoặc cũng có thể có máy nào đó nổ không chuẩn.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Giả sử rằng xe chạy khi tốc độ động cơ là 1600vg/ph thì với tốc độ không tải là 900 hay 700 cũng đâu có ảnh hưởng gì đến khi tốc độ dcơ là 1600 vg/ph. Việc đạt đến tốc độ cần thiết do độ mở của bướm ga, mở ít với mở nhiều.
Có lẽ theo comment trên là tiêu hao nhiên liệu ở chế độ chờ của xe có lẽ đúng hơn.
Có sự khác nhau rõ rệt, bác ạ:
- Xe dùng van điều khiển không tải: tua máy 700 vòng/phút, vị trí bướm ga 0%; tua máy 1600 vòng/phút (do chỉnh van), vị trí bướm ga vẫn là 0%
- Xe dùng bướm ga điện: tua máy 700 vòng/phút, vị trí bướm ga 0%; tua máy 1600 vòng/ phút, vị trí bướm ga lên 13%
Ví dụ minh họa như vậy ạ
 

thaoden

Tài xế O-H
Có sự khác nhau rõ rệt, bác ạ:
- Xe dùng van điều khiển không tải: tua máy 700 vòng/phút, vị trí bướm ga 0%; tua máy 1600 vòng/phút (do chỉnh van), vị trí bướm ga vẫn là 0%
- Xe dùng bướm ga điện: tua máy 700 vòng/phút, vị trí bướm ga 0%; tua máy 1600 vòng/ phút, vị trí bướm ga lên 13%
Ví dụ minh họa như vậy ạ
Có lẽ tôi vẫn chưa hiểu lắm về vấn đề này, chắc tôi đang bị nhầm lẫn gì ở đây.:confused::confused:
Vì tôi thấy, khi động cơ có tải, ví dụ như bật điều hòa thì động cơ bị kéo tua máy lại nhưng khi ta có bù ga điều hòa thì đôi lúc nó lên, mà cũng có khi nó không lên tua máy, nó vẫn giữ ổn định. Và lúc này, vòng tua không đổi nhưng nhiên liệu lại tốn hơn.
Chắc tôi phải tìm hiểu vấn đề này lại trước khi tiếp tục nhờ bác khai sáng, vì cách giải thích của các bác cũng chưa khiến tôi thỏa mãn lắm, có lẽ vì trình tôi chưa đạt đến cảnh giới có khả năng hấp thụ. :(;)
Tôi đi tu luyện tiếp đây.TUKYOTOHUI
Chúc các bác 1 ngày vui vẻ.ngoctrinh7
 

MITSUBISHITU

Tài xế O-H
em thì kinh nghiệm không có bao nhiêu nhưng nhân tiện đây có mấy cao nhân cho em hỏi ngu lại là ??mục đích chính của bác thớt là chỉnh cái vít để tốc độ không tải vòng tua lên 900 để làm gì thế ạ..để đề dễ nổ, máy ổn định hơn và không bị rung giật..??.. còn bác hỏi là tại sao tốc độ cầm chừng cao thì tốn nhiều nhiên liệu...em chỉ biết chút thế này..mạch không tải đi tắt qua buớm ga và để điều chỉnh luượng không khí đi qua mạch tắt này người ta dùng van không tải...khi bác chỉnh con vít ra..đồng nghĩa với bác đưa thêm một luọng không khí vào..lúc này cảm biến lưu lượng khí nạp sẽ nhận và truyền tín hiệu về ECU sau đó quyết định lượng phun...( dù bác có đi đường truong thì con cảm biến nó đâu biết..nó chỉ biết gió vô nhiều thì báo cho thằng ECU xịt nhiều thôi )
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em thì kinh nghiệm không có bao nhiêu nhưng nhân tiện đây có mấy cao nhân cho em hỏi ngu lại là ??mục đích chính của bác thớt là chỉnh cái vít để tốc độ không tải vòng tua lên 900 để làm gì thế ạ..để đề dễ nổ, máy ổn định hơn và không bị rung giật..??.. còn bác hỏi là tại sao tốc độ cầm chừng cao thì tốn nhiều nhiên liệu...em chỉ biết chút thế này..mạch không tải đi tắt qua buớm ga và để điều chỉnh luượng không khí đi qua mạch tắt này người ta dùng van không tải...khi bác chỉnh con vít ra..đồng nghĩa với bác đưa thêm một luọng không khí vào..lúc này cảm biến lưu lượng khí nạp sẽ nhận và truyền tín hiệu về ECU sau đó quyết định lượng phun...( dù bác có đi đường truong thì con cảm biến nó đâu biết..nó chỉ biết gió vô nhiều thì báo cho thằng ECU xịt nhiều thôi )
Xe này không có đường khí vòng qua bướm ga nhé
 

thaoden

Tài xế O-H
em thì kinh nghiệm không có bao nhiêu nhưng nhân tiện đây có mấy cao nhân cho em hỏi ngu lại là ??mục đích chính của bác thớt là chỉnh cái vít để tốc độ không tải vòng tua lên 900 để làm gì thế ạ..để đề dễ nổ, máy ổn định hơn và không bị rung giật..??.. còn bác hỏi là tại sao tốc độ cầm chừng cao thì tốn nhiều nhiên liệu...em chỉ biết chút thế này..mạch không tải đi tắt qua buớm ga và để điều chỉnh luượng không khí đi qua mạch tắt này người ta dùng van không tải...khi bác chỉnh con vít ra..đồng nghĩa với bác đưa thêm một luọng không khí vào..lúc này cảm biến lưu lượng khí nạp sẽ nhận và truyền tín hiệu về ECU sau đó quyết định lượng phun...( dù bác có đi đường truong thì con cảm biến nó đâu biết..nó chỉ biết gió vô nhiều thì báo cho thằng ECU xịt nhiều thôi )
Nếu ý bác như thế thì khi chạy trên đường, với tốc độ không tải cao hay thấp cũng không ảnh hưởng đến nhiên liệu bác nhỉ.
Bác có thể xem lại những cmt trước để hiểu hết cái ý tôi muốn nói.
Bác có lòng đã đọc, thank nhé. ngoctrinh7 (tặng em nó cho bác.)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên