[THẢO LUẬN] HIỂU BIẾT VỀ BIẾN MÔ THỦY LỰC (Có Tặng điểm)

M
Bình luận: 52Lượt xem: 14,369

chocgaybanhxe

Tài xế O-H


Câu 4: Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?
Câu 18: Tại sao bánh dẫn hướng không làm cố định, mà lại phải sử dụng khớp 1 chiều.


Thớt này đăng vào chỗ "oto lon ton" nhưng cụ chủ thớt lại đá gà đá vịt vào tý xe tải & xe chuyên dùng, em xin thêm tý muối ớt để nhỡ có cụ nào ở bên XMCT mà ngứa mồm như lão komatsu-6 phi vào đây rồi thắc mắc về em lock-up.
Xin đính chính một tý, XMCT không phải em nào cũng có cái lock-up và cái bánh dẫn hướng bắt cố định như thường, em lại chơi kiểu "gậy ông gõ nhẹ vào lưng ông" lấy ngay cái biến mô xe nâng công ten nơ của bác Phạm Vỵ "xào sáo" một tý làm vật chứng, mong bác Phạm Vỵ đại xá nhé:










Dầu vào và ra khỏi biến mô liên tục và chúng bị oánh cho tơi bời nên tăng nhiệt độ rất nhanh.

Em nêu ra một câu hỏi cho cái "tăng nhiệt độ rất nhanh" trong XMCT có ứng dụng rất hay, nó như thế nào nhỉ?????

Em xin hết phần chém gió cho chủ đề này.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thớt này đăng vào chỗ "oto lon ton" nhưng cụ chủ thớt lại đá gà đá vịt vào tý xe tải & xe chuyên dùng, em xin thêm tý muối ớt để nhỡ có cụ nào ở bên XMCT mà ngứa mồm như lão komatsu-6 phi vào đây rồi thắc mắc về em lock-up.
Xin đính chính một tý, XMCT không phải em nào cũng có cái lock-up và cái bánh dẫn hướng bắt cố định như thường, em lại chơi kiểu "gậy ông gõ nhẹ vào lưng ông" lấy ngay cái biến mô xe nâng công ten nơ của bác Phạm Vỵ "xào sáo" một tý làm vật chứng, mong bác Phạm Vỵ đại xá nhé:












Em nêu ra một câu hỏi cho cái "tăng nhiệt độ rất nhanh" trong XMCT có ứng dụng rất hay, nó như thế nào nhỉ?????

Em xin hết phần chém gió cho chủ đề này.
Phải nói bạn chocgaybanhxe chọc đúng chỗ đấy. Nhưng những câu hỏi đăt ra không sai, vì người ta hỏi vì sao biến mô có bánh phản ứng đặt trên khớp 1 chiều và vì sao biến mô có ly hợp khóa biến mô chứ có hỏi vì sao biến mô bắt buộc phải có cái đó đâu.
Đúng như bạn dẫn chứng, không phải tất cả các biến mô đều có ly hợp khóa biến mô và bánh phản ứng lắp trên khớp 1 chiều. Đó là những biến mô trên các xe chuyên dùng, có tốc di chuyển thấp, lại thường xuyên làm việc với tải lớn, thì biến mô thường xuyên làm việc ở chế độ biến mô để tăng mô men truyền từ động cơ.
Vì vậy, một cách đầy đủ người ta phân loại biến mô như sau:
- Biến mô có bánh phản ứng cố định;
- Biến mô hỗn hợp với bánh phản ứng lắp trên khớp 1 chiều, có chế độ ly hợp thủy lực;
- Biến mô hỗn hợp với bánh phản ứng lắp trên khớp 1 chiều, có chế độ ly hợp thủy lực và có chế độ truyền thẳng với ly hợp khóa biến mô;
Ngoài ra còn có biến mô với 2 bánh phản ứng nữa.
Sử dụng loại biến mô nào là tùy thuộc vào mục đích, đặc điểm, tính chất công việc mà loại phương tiện đó đảm nhận.
 

yobin

Tài xế O-H
9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?
Em xin mạo muội trả lời câu này...
Dầu sẽ chảy qua đường dẫn dầu của khung dẫn, sau đó chảy qua cánh bơm của biến mô. Do cánh bơm và động cơ làm việc cùng nhau, nên dầu chảy vào cánh bơm sẽ bị đẩy ra ngoài nhờ lực ly tâm. Sau khi chảy từ cánh bơm ra, dầu sẽ chảy sang tuabin và tuabin quay.
Do tuabin có một cam gắn với trục truyền lực, nên khi tuabin chuyển động, bộ phận này cũng chuyển động theo và truyền lực sang hộp số. Dầu chảy từ tuabin sẽ bị đổi dòng chảy ở bánh stato đang đứng yên rồi quay trở lại bánh bơm và tiếp tục tuần hoàn.
Nếu stato quay tự do (không cố định với vỏ) thì mômen quay của trục dẫn truyền cho trục bị dẫn không thay đổi nghĩa là biến mô làm việc như khớp nối thủy lực. Hay nói cách khác, Biến mô làm việc tương tự khớp nối thủy lực, chỉ khác có thêm bánh phản ứng làm biến đổi mômen của trục dẫn hoặc thay đổi hướng và vận tốc của dòng chất lỏng
 

Mr.Pono

Pờ Nờ


em nêu ra một câu hỏi cho cái "tăng nhiệt độ rất nhanh" trong xmct có ứng dụng rất hay, nó như thế nào nhỉ?????

Em xin hết phần chém gió cho chủ đề này.


cụ cho em xin ý kiến cái này nhé, ứng dụng gì cụ nhể. Biết tí mà hổng giúm nói, sợ lon ton không đúng chỗ

---------- Post added at 09:45 PM ---------- Previous post was at 09:42 PM ----------

câu 20: cho e hỏi dựa vào cơ sở gì để ta chọn số " bộ biến tốc thủy lực" trên 1 hệ thống truyền lực?

Thực sự mình không hiểu ý cụ

---------- Post added at 09:45 PM ---------- Previous post was at 09:45 PM ----------

9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?
Em xin mạo muội trả lời câu này...
Dầu sẽ chảy qua đường dẫn dầu của khung dẫn, sau đó chảy qua cánh bơm của biến mô. Do cánh bơm và động cơ làm việc cùng nhau, nên dầu chảy vào cánh bơm sẽ bị đẩy ra ngoài nhờ lực ly tâm. Sau khi chảy từ cánh bơm ra, dầu sẽ chảy sang tuabin và tuabin quay.
Do tuabin có một cam gắn với trục truyền lực, nên khi tuabin chuyển động, bộ phận này cũng chuyển động theo và truyền lực sang hộp số. Dầu chảy từ tuabin sẽ bị đổi dòng chảy ở bánh stato đang đứng yên rồi quay trở lại bánh bơm và tiếp tục tuần hoàn.
Nếu stato quay tự do (không cố định với vỏ) thì mômen quay của trục dẫn truyền cho trục bị dẫn không thay đổi nghĩa là biến mô làm việc như khớp nối thủy lực. Hay nói cách khác, Biến mô làm việc tương tự khớp nối thủy lực, chỉ khác có thêm bánh phản ứng làm biến đổi mômen của trục dẫn hoặc thay đổi hướng và vận tốc của dòng chất lỏng

Cảm ơn cụ. Ý này bác phạm vỵ đã nói ở trên rồi
 

cuti_onha

Tài xế O-H
cậu 18 trước nhé.bánh dẫn hướng làm 1 chiều vì,khi dòng dầu dạt vận tốc lớn,nó sẽ sinh ra động năng cảng trở côn sinh ra ở bánh sơ cấp.bánh dẫn hướng ngăn những hạt dầu ko có ích này
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
với câu 10 thì duongpn phải hỏi rõ là tỷ số truyền gì vì trong biến mô có 2 tỷ số truyền đó là: tỷ số truyền tốc độ và tỷ số truyền mô men(hệ số khuếch đại mô men, hệ số biến tốc)
Tỷ số truyền tốc độ của biến mô(i) = tốc độ bánh tuabin/tốc độ bánh bơm = nT/nB
Tỷ số truyền mô men(K) = mô men bánh tuabin/mô men bánh bơm = MT/MB
Về tỷ số truyền tốc độ max:
Do có tổn thất thủy lực nên i=nT/nB<1 , tức nT < nB. Hiệu số giữa số vòng quay của các bánh bơm và bánh tua bin của khớp nối thủy lực chia cho số vòng quay của bánh bơm được gọi là hệ số trượt của khớp nối thủy lực, ký hiệu là s:
s=(nB-nT)/nB=1-nT/nB=1-i
Mà độ trượt lớn nhất từ: smax=3% - 2% hay smax=0,03 - 0,02
Suy ra imax = 1-s=97% - 98% hay imax=0,97 - 0,98
Về tỷ số truyền mô men max:
K=MT/MB đạt cực đại khi MT đạt cực đại tức là thực hiện quá trình phanh xe(vì khi đó nT=0) và MB đạt min tức khi tốc độ động cơ lớn nhất(ne=nemax)
Kmax có thể đạt 2,45 - 2,52
Tóm lại cả i và K đều phụ thuộc vào từng loại biến mô: Kết cấu(kích thước, quán tính..), loại dầu(liên quan đến trọng lượng riêng, độ nhớt...) và hệ số mô men của các bánh(cái này phải xác định qua thực nghiệm và tính toán)
Rất mong các member đóng góp thêm, vì đây cũng là vấn đề tôi đang muốn nghiên cứu!
Qua cách thảo luận của bạn tôi thấy bạn cũng am hiểu về biến mô đấy. Những câu hỏi bạn đặt ra hôm nào có thời gian tôi sẽ trả lời từng vấn đề một. Trong bài viết này, tôi thấy bạn có sự nhầm lẫn nên xin đính chính ngay. Đó là hệ số trượt S mà bạn đã định nghĩa. Xin nhắc lại hệ số trượt biến thiên từ 0% đến 100%. Khi không tải, nT=nB thì S=0; còn khi nT=0 (ứng với chế độ khởi hành với tải nặng, bánh tua bin chưa quay) thì hệ số trượt Smax = 100%.
 

jindobang

Tài xế O-H
Members thân mến!

Lập Topic này để mọi người hiểu biết hơn về Biến mô thủy lực. Những câu hỏi hay, trả lời hay mình sẽ tặng điểm cho các member.

Mong các member tham gia nhiệt tình, đổ xăng nhiệt tình cho những ai vào đặt câu hỏi và câu trả lời chính xác

LƯU Ý:
- Để nó tổng hợp, sâu và rộng, các Member hãy trả lời theo những vấn đề mình đã làm, đã gặp, đã biết. Không quá lý thuyết, suồng sã.
- Đề nghị các member đặt câu hỏi theo thứ tự. Câu trả lời cũng phải theo thứ tự câu hỏi để các member khác đọc dễ dàng theo dõi, học hỏi.





Xin "đề ba" những câu đầu tiên:
1. Tất cả các công dụng của biến mô (dành cho các mem mới vào nghề)?

2. Vì sao nó còn được gọi là "biến tốc thủy lực" ?

3. Tại sao biến mô chỉ dành cho hộp số tự động, hộp số thủy lực, hộp số CVT. Hầu như không dành cho hộp số cơ khí? Nếu dành cho hộp số cơ khí thì hệ thống truyền lực có thêm gì ? (Em vừa bổ sung)

4. Vì sao phải có khóa biến mô (lock-up clutch) tự động ?

5. Điều khiển khóa biến mô tự động dựa trên những tín hiệu nào ?

6. Áp suất điều khiển khóa biến mô khoảng bao nhiêu bar ?

7. Biến mô gồm các thành phần chính nào (dành cho các mem mới vào nghề) ?

8. Hai nửa biến mô (phần bánh bơm và bánh turbin) liên kết với nhau theo mối ghép gì ?

9. Dầu lưu thông trong biến mô như thế nào, do đâu cung cấp ?

10. Tỷ số truyền lớn nhất mà biến mô có thể tạo ra (khi cường hóa) ?


Mời các bác tiếp tục đặt câu hỏi và câu trả lời.

bác cho em hỏi về lịch sử phát triển của biên mô men được không ?
và đặc tính làm việc phối hợp giữa biến mô men thủy lực và động cơ như thế nào ?
 

jindobang

Tài xế O-H
Tôi xin đặt một số câu hỏi về biến mô như sau:
1. Tầm quan trọng của biến mô trong hệ thống truyền lực trên ô tô ?
2. đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô?
3. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô trước đây ?
 

svdongluc

Tài xế O-H
Tôi xin đặt một số câu hỏi về biến mô như sau:
1. Tầm quan trọng của biến mô trong hệ thống truyền lực trên ô tô ?
2. đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô?
3. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô trước đây ?

Em xin mạo muội trả lời câu cảu bác như sau:
1. Tầm quan trọng của biến mô trong hệ thống truyền lực trên ô tô ?
Biến mô thủy lực được ứng dụng trên ôtô có vai trò như một bộ ly hợp .Tuy nhiên ở đây nó có cấu tạo đặt biệt vả lại chức năng còn tốt hơn. Và phải biết một điều nó luôn đi đôi với HS tự động. Nó có 3 bánh: Bánh bơm, Bánh phản ứng và bánh tuabin. năng lượng(công suất) được truyến đến hệ thống truyền lực thông qua trung gian chất lỏng.Nó làm cho năng lượng thủy lực được cộng hưởng tù đó làm tăng khả năng tăng ,momen xoắn tăng lên và làm tăng lực kéo lên.
2. đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô?
Cái này nó cho ta thấy mối quan hệ giửa me động cơ và biến mô. Nói chung là ta phải vẽ biểu đồ quan hệ.Xác định điểm phối hợp.
3. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm làm việc phối hợp hoạt động giữa động cơ và biến mô trước đây ?
Cái này thì em chịu mong các bác chỉ dẫn thêm.:37::37::32::32::32::11::11:
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên