Van phân phối khí nén

S
Bình luận: 5Lượt xem: 10,568

sunrise2212

Tài xế O-H
B. VAN PHÂN PHỐI CHÍNH
1. Khái niệm, công dụng, phân loại
a. Khái niệm – định nghĩa
Van phân phối là cơ cấu phân phối khí nén từ các bình chứa đến các bầu phanh để tạo ra lực tác động lên cơ cấu ép thực hiện quá trình phanh.
b. Công dụng
Van phân phối có công dụng dùng để phân phối, điều chỉnh áp suất và lưu lượng khí nén từ bình chứa đến các cơ cấu chấp hành theo ý muốn của người lái, nhằm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe theo ý muốn.
c. Phân loại
- Theo nguyên lí làm việc, tổng van phân phối chia làm 2 loại : Van phân phối tác dụng thuận và van phân phối tác dụng nghịch.
- Theo cách dẫn động: Van phân phối dẫn động khí nén 1 dòng và van phân phối dẫn động khí nén 2 dòng.
- Theo số lượng ngăn ( khoang ) van phân phối được chia làm các loại: Một, hai, ba và nhiều ngăn. Các ngăn được bố trí nối tiếp, song song hay hỗn hợp.
2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của van phân phối( bản vẽ autucad đính kèm)
[/URL][/IMG]
Trình bày dưới đây van phân phối là loại van tác dụng thuận, hai ngăn nối tiếp, dẫn động khí nén 2 dòng ( nhằm tăng tính an toàn và ổn định cho hệ thống phanh).Trong phần này giới thiệu loại van phân phối của xe Huyndai.
Trong quá trình làm việc van phân phối phải đảm bảo được tính tỷ lệ, có nghĩa là lực phanh sinh ra phải tỷ lệ với lực tác dụng lên bàn đạp phanh. Đồng thời ứng với mỗi vị trí của bàn đạp phanh điều chỉnh áp suất phanh phải có một giá trị xác định tương ứng. Do vậy cấu tạo của van phân phối rất phức tạp.
Van phân phối được chia làm hai khoang chính để tạo ra hai dòng khí nén độc lập trong quá trình thực hiện phanh. Khoang trên dẫn động cơ cấu phanh sau, khoang dưới dẫn động cơ cấu phanh trước
Van phân phối được điều khiển bằng cơ cấu cơ khí kết hợp khí nén. Khoang trên được điều khiển bằng cơ khí thông qua lực đạp từ bàn đạp phanh của người lái, khoang dưới được điều khiển bằng lực khí nén và cơ khí ( khí nén điều khiển trước, sau đó sẽ được điều khiển bằng cơ khí qua lực đạp từ bàn đạp phanh nếu đạp hết hành trình bàn đạp phanh ).
Các chi tiết của van phân phối được liên kết với nhau như hình vẽ. Các mặt làm kín dạng phẳng, được làm bằng vật liệu cao su. Cơ cấu tỷ lệ dùng lò xo trụ nén – piston. Thân van trên và thân van dưới được liên kết với nhau bằng mối ghép ren ( 4 bulong M6 ), van phân phối được liên kết với nắp van bằng mối ghép ren ( 3 bulong M6 ). Dưới đáy van có nắp chụp bụi, nắp chụp bụi được liên kết với thân van dưới bằng mối ghép vít ( 4 vít M6x12 ). Nắp van được liên kết với sàn xe bằng mối ghép ren. Ngoài ra có các vòng làm kín đảm bảo độ kín của van phân phối.
Piston số (03) và (09) được liên kết với nhau qua bulong (22). Bulong này có tác dụng mở thông khí nén bầu phanh trước ra khí trời ở trạng thái nhả phanh. Các lò xo trụ nén số (06),(10) tạo lực ép lên các mặt làm kín (05),(13) đóng đường thông khí nén từ bình chứa tới các bầu phanh. Lò xo trụ nén (04),(06),(10) có công dụng tạo cảm giác lực đạp phanh cho người lái. Ngoài ra có các vòng làm kín (02),(07),(08),(11),(14),(18).
3. Nguyên lí hoạt động
3.1.Khi chưa đạp phanh : Mặt làm kín ngăn trên (05) và mặt làm kín ngăn dưới (13) dưới tác dụng của các lò xo trụ nén (06) và (10) đóng cửa nạp ở trên thân van tổng phanh, ngắt đường thông từ đầu A qua B và đầu C qua D. Khí nén không thể đi vào các khoang trên và khoang dưới trong hai dòng phanh trước và phanh sau. Lúc này cửa B và cửa D nối thông với cửa xã V cho khí nén trong các bầu phanh xã ra ngoài khí trời.
3.2.Khi phanh ( bình thường )
Người lái tác động vào bàn đạp phanh một lực nhất định,bàn đạp phanh quay quanh chốt quay (01) đẩy cốc ép(23) cùng với piston (03) đi xuống. Piston (03) di chuyển xuống tỳ lên mặt làm kín ngăn trên (05) đóng cửa xã ngăn trên lại và đẩy mở van nạp (05). Lỗ B được nối thông với lỗ A và ngăn cách với khí trời, khí nén được dẫn từ bình chứa qua các lỗ A và B tới các cơ cấu chấp hành phanh cầu sau.
Đồng thời khí nén được dẫn qua lỗ (19), tạo ra áp lực ở mặt trên piston (09), cùng với lực lò xo (17) sẽ đẩy piston (09) dịch chuyển xuống dưới đóng cửa xã ngăn dưới và đẩy mở mặt làm kín ngăn dưới (13). Lỗ D sẽ được thông với lỗ C và đồng thời ngăn cách với khí trời. khí nén được dẫn từ bình chứa qua lỗ C và D tới các cơ cấu chấp hành để phanh cầu trước xe. Trong trường hợp đạp hết hành trình bàn đạp phanh, piston (09) có thêm lực tác động từ bàn đạp phanh truyền tới thông qua piston sô (03) đẩy mở mặt làm kín ngăn dưới (13).
Như vậy : Bánh xe sau sẽ được phanh trước, bánh xe trước sẽ được phanh sau nhằm đảm bảo ổn định xe khi đang chuyển động.
3.3.Trường hợp phanh cục bộ ( rà phanh nhằm giảm tốc độ xe).
Trong trường hợp người lái tác dụng lên bàn đạp phanh một lực không đổi, bàn đạp phanh được giữ nguyên ở vị trí xác định. Ban đầu lực đạp phanh được cân bằng với các lực lò xo nén (04),(06),(10),(17).Tại thời điểm giữ bàn đạp cố định, khí nén cung cấp cho các dòng dẫn động có áp suất tại các lỗ B và D tăng lên.
Ở khoang trên áp suất khí nén tại lỗ B tăng đến khi áp lực khí nén tạo nên lực đẩy ở phía dưới piston (03) phá vỡ trạng thái cân bằng, piston sẽ được dịch chuyển lên đến vị trí làm cho cửa xã trên và cửa xả dưới cùng đóng.
Đồng thời ở khoang dưới, áp suất khí nén tại lỗ D tăng lên đến khi áp lực khí nén tác dụng lên hai phía của piston(09) cân bằng, piston (09) sẽ được dịch chuyển lên trên đến vị trí làm cho cửa xả dưới và cửa xả trên cùng đóng.
Vì vậy áp suất khí nén đến hệ thống phanh chính có giá trị không đổi và tỷ lệ thuận với lực tác dụng của người lái.
3.4.Khi nhả phanh : Các chi tiết của tổng van trở về trạng thái ban đầu dưới tác dụng của lò xo hồi vị (04), (06), và (10), khí nén từ các cơ cấu chấp hành trong hệ thống dẫn động phanh chính được xả ra khí trời qua cửa xả V.
3.5.Trường hợp xảy ra sự cố mất áp suất khí nén ở các dòng riêng biệt
Khi áp suất khí nén bị mất ở dòng dẫn động phanh cầu sau ( ngăn trên ), lực đạp phanh của người lái tác dụng lên cốc ép (23) đẩy piston (03) dịch chuyển xuống tỳ lên piston( 09 ) làm cho piston này dịch chuyển theo đóng cửa xả ngăn dưới đồng thời mở của nạp ra cho khí nén từ lỗ C qua lỗ D đi dẫn động cơ cấu phanh cầu trước.
Khi áp suất khí nén bị mất ở dòng dẫn động phanh cầu trước ( ngăn dưới ), lực đạp phanh của người lái tác dụng lên cốc ép (23) đẩy piston (03) dịch chuyển xuống đóng cửa xả ngăn trên đồng thời mở cửa nạp ngăn trên cho khí nén từ lỗ A qua lỗ B đi dẫn động cơ cấu phanh cầu trước.
Như vậy : Khi mất khí nén ở một dòng thì dòng khí nén còn lại vẫn còn tác dụng đảm bảo tính an toàn cho hệ thống phanh.
 

HaQuocPHap

Tài xế O-H
B. VAN PHÂN PHỐI CHÍNH
1. Khái niệm, công dụng, phân loại
a. Khái niệm – định nghĩa
Van phân phối là cơ cấu phân phối khí nén từ các bình chứa đến các bầu phanh để tạo ra lực tác động lên cơ cấu ép thực hiện quá trình phanh.
b. Công dụng
Van phân phối có công dụng dùng để phân phối, điều chỉnh áp suất và lưu lượng khí nén từ bình chứa đến các cơ cấu chấp hành theo ý muốn của người lái, nhằm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe theo ý muốn.
c. Phân loại
- Theo nguyên lí làm việc, tổng van phân phối chia làm 2 loại : Van phân phối tác dụng thuận và van phân phối tác dụng nghịch.
- Theo cách dẫn động: Van phân phối dẫn động khí nén 1 dòng và van phân phối dẫn động khí nén 2 dòng.
- Theo số lượng ngăn ( khoang ) van phân phối được chia làm các loại: Một, hai, ba và nhiều ngăn. Các ngăn được bố trí nối tiếp, song song hay hỗn hợp.
2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của van phân phối( bản vẽ autucad đính kèm)
[/URL][/IMG]
Trình bày dưới đây van phân phối là loại van tác dụng thuận, hai ngăn nối tiếp, dẫn động khí nén 2 dòng ( nhằm tăng tính an toàn và ổn định cho hệ thống phanh).Trong phần này giới thiệu loại van phân phối của xe Huyndai.
Trong quá trình làm việc van phân phối phải đảm bảo được tính tỷ lệ, có nghĩa là lực phanh sinh ra phải tỷ lệ với lực tác dụng lên bàn đạp phanh. Đồng thời ứng với mỗi vị trí của bàn đạp phanh điều chỉnh áp suất phanh phải có một giá trị xác định tương ứng. Do vậy cấu tạo của van phân phối rất phức tạp.
Van phân phối được chia làm hai khoang chính để tạo ra hai dòng khí nén độc lập trong quá trình thực hiện phanh. Khoang trên dẫn động cơ cấu phanh sau, khoang dưới dẫn động cơ cấu phanh trước
Van phân phối được điều khiển bằng cơ cấu cơ khí kết hợp khí nén. Khoang trên được điều khiển bằng cơ khí thông qua lực đạp từ bàn đạp phanh của người lái, khoang dưới được điều khiển bằng lực khí nén và cơ khí ( khí nén điều khiển trước, sau đó sẽ được điều khiển bằng cơ khí qua lực đạp từ bàn đạp phanh nếu đạp hết hành trình bàn đạp phanh ).
Các chi tiết của van phân phối được liên kết với nhau như hình vẽ. Các mặt làm kín dạng phẳng, được làm bằng vật liệu cao su. Cơ cấu tỷ lệ dùng lò xo trụ nén – piston. Thân van trên và thân van dưới được liên kết với nhau bằng mối ghép ren ( 4 bulong M6 ), van phân phối được liên kết với nắp van bằng mối ghép ren ( 3 bulong M6 ). Dưới đáy van có nắp chụp bụi, nắp chụp bụi được liên kết với thân van dưới bằng mối ghép vít ( 4 vít M6x12 ). Nắp van được liên kết với sàn xe bằng mối ghép ren. Ngoài ra có các vòng làm kín đảm bảo độ kín của van phân phối.
Piston số (03) và (09) được liên kết với nhau qua bulong (22). Bulong này có tác dụng mở thông khí nén bầu phanh trước ra khí trời ở trạng thái nhả phanh. Các lò xo trụ nén số (06),(10) tạo lực ép lên các mặt làm kín (05),(13) đóng đường thông khí nén từ bình chứa tới các bầu phanh. Lò xo trụ nén (04),(06),(10) có công dụng tạo cảm giác lực đạp phanh cho người lái. Ngoài ra có các vòng làm kín (02),(07),(08),(11),(14),(18).
3. Nguyên lí hoạt động
3.1.Khi chưa đạp phanh : Mặt làm kín ngăn trên (05) và mặt làm kín ngăn dưới (13) dưới tác dụng của các lò xo trụ nén (06) và (10) đóng cửa nạp ở trên thân van tổng phanh, ngắt đường thông từ đầu A qua B và đầu C qua D. Khí nén không thể đi vào các khoang trên và khoang dưới trong hai dòng phanh trước và phanh sau. Lúc này cửa B và cửa D nối thông với cửa xã V cho khí nén trong các bầu phanh xã ra ngoài khí trời.
3.2.Khi phanh ( bình thường )
Người lái tác động vào bàn đạp phanh một lực nhất định,bàn đạp phanh quay quanh chốt quay (01) đẩy cốc ép(23) cùng với piston (03) đi xuống. Piston (03) di chuyển xuống tỳ lên mặt làm kín ngăn trên (05) đóng cửa xã ngăn trên lại và đẩy mở van nạp (05). Lỗ B được nối thông với lỗ A và ngăn cách với khí trời, khí nén được dẫn từ bình chứa qua các lỗ A và B tới các cơ cấu chấp hành phanh cầu sau.
Đồng thời khí nén được dẫn qua lỗ (19), tạo ra áp lực ở mặt trên piston (09), cùng với lực lò xo (17) sẽ đẩy piston (09) dịch chuyển xuống dưới đóng cửa xã ngăn dưới và đẩy mở mặt làm kín ngăn dưới (13). Lỗ D sẽ được thông với lỗ C và đồng thời ngăn cách với khí trời. khí nén được dẫn từ bình chứa qua lỗ C và D tới các cơ cấu chấp hành để phanh cầu trước xe. Trong trường hợp đạp hết hành trình bàn đạp phanh, piston (09) có thêm lực tác động từ bàn đạp phanh truyền tới thông qua piston sô (03) đẩy mở mặt làm kín ngăn dưới (13).
Như vậy : Bánh xe sau sẽ được phanh trước, bánh xe trước sẽ được phanh sau nhằm đảm bảo ổn định xe khi đang chuyển động.
3.3.Trường hợp phanh cục bộ ( rà phanh nhằm giảm tốc độ xe).
Trong trường hợp người lái tác dụng lên bàn đạp phanh một lực không đổi, bàn đạp phanh được giữ nguyên ở vị trí xác định. Ban đầu lực đạp phanh được cân bằng với các lực lò xo nén (04),(06),(10),(17).Tại thời điểm giữ bàn đạp cố định, khí nén cung cấp cho các dòng dẫn động có áp suất tại các lỗ B và D tăng lên.
Ở khoang trên áp suất khí nén tại lỗ B tăng đến khi áp lực khí nén tạo nên lực đẩy ở phía dưới piston (03) phá vỡ trạng thái cân bằng, piston sẽ được dịch chuyển lên đến vị trí làm cho cửa xã trên và cửa xả dưới cùng đóng.
Đồng thời ở khoang dưới, áp suất khí nén tại lỗ D tăng lên đến khi áp lực khí nén tác dụng lên hai phía của piston(09) cân bằng, piston (09) sẽ được dịch chuyển lên trên đến vị trí làm cho cửa xả dưới và cửa xả trên cùng đóng.
Vì vậy áp suất khí nén đến hệ thống phanh chính có giá trị không đổi và tỷ lệ thuận với lực tác dụng của người lái.
3.4.Khi nhả phanh : Các chi tiết của tổng van trở về trạng thái ban đầu dưới tác dụng của lò xo hồi vị (04), (06), và (10), khí nén từ các cơ cấu chấp hành trong hệ thống dẫn động phanh chính được xả ra khí trời qua cửa xả V.
3.5.Trường hợp xảy ra sự cố mất áp suất khí nén ở các dòng riêng biệt
Khi áp suất khí nén bị mất ở dòng dẫn động phanh cầu sau ( ngăn trên ), lực đạp phanh của người lái tác dụng lên cốc ép (23) đẩy piston (03) dịch chuyển xuống tỳ lên piston( 09 ) làm cho piston này dịch chuyển theo đóng cửa xả ngăn dưới đồng thời mở của nạp ra cho khí nén từ lỗ C qua lỗ D đi dẫn động cơ cấu phanh cầu trước.
Khi áp suất khí nén bị mất ở dòng dẫn động phanh cầu trước ( ngăn dưới ), lực đạp phanh của người lái tác dụng lên cốc ép (23) đẩy piston (03) dịch chuyển xuống đóng cửa xả ngăn trên đồng thời mở cửa nạp ngăn trên cho khí nén từ lỗ A qua lỗ B đi dẫn động cơ cấu phanh cầu trước.
Như vậy : Khi mất khí nén ở một dòng thì dòng khí nén còn lại vẫn còn tác dụng đảm bảo tính an toàn cho hệ thống phanh.
Cho vài cái hình sih động thì dễ hình dung đó bác
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên