Quy tắc đọc bản vẽ mạch điện

B
Bình luận: 2Lượt xem: 18,231

bkhn

Tài xế O-H
Không chỉ có thợ sửa chữa mà ngay cả các kỹ sư cũng cảm thấy bối rối khi đọc sơ đồ điện. Nếu suy đoán sai, bại sẽ đi sai đường, và thật khó để có thể đọc được sơ đồ điện trong trường hợp này.


Ảnh mang tính chất minh họa

Thêm nữa, mỗi dòng sản phẩm lại có một kiểu sơ đồ. Không một người thợ nào có thể nhớ cả hàng trăm sơ đồ như thế. Do đó nắm được phương pháp đọc sơ đồ điện sẽ giúp chúng ta đọc được bất cứ sơ đồ của sản phẩm nào.

Dưới đây là một số quy tắc nên tuân theo khi đọc các sơ đồ mạch điện

Quy tắc 1: đọc để hiểu, sau đó vẽ lại sơ đồ phục vụ mục đích sửa chữa.

Một số sơ đồ mạch điện thường vẽ theo một đường thẳng, gọi là sơ đồ bậc thang. Nếu gặp sơ đồ không vẽ theo dạng này, chúng ta cần đọc sơ đồ, hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện, sau đó vẽ lại toàn bộ sơ đồ mạch điện theo một đường thẳng. Đọc sơ đồ và vẽ lại là một bước rất cần thiết để có thể nắm bắt các sự cố của mạch điện dễ dàng hơn.

Khi vẽ lại sơ đồ, người kỹ sư cần chú ý:
  • Không nên vẽ lại sơ đồ trong khi đang đọc, bởi vì bản vẽ sẽ ghi lại những sai lầm trong quá trình đọc sơ đồ
  • Không cần thiết phải vẽ lại một sơ đồ đẹp, nhưng người kỹ sư cần phải quen thuộc với các mạch điện khi vẽ lại
  • Cũng cần phải thêm các chú thích để sơ đồ vẽ lại có thể rõ ràng hơn.
  • Ban đầu càng vẽ lại nhiều thì dần dần sẽ quen với các sơ đồ và về sau khi đọc các sơ đồ khác, chúng ta không cần thiết phải vẽ lại nhiều nữa
  • Ban đầu nên vẽ sơ đồ đơn giản - cực dương, nối đất, công tắc, tải. Từ đó có thể hiểu được mạch làm việc như thế nào, rồi thêm các chi tiết vào để có bản vẽ hoàn thiện hơn

Quy tắc 2: khi dò mạch điện, luôn luôn xuất phát từ tải đi đến nguồn

Đầu tiên, tìm các phần tử là phụ tải như đèn, còi, van điện từ, thiết bị cảnh báo lùi …Sau đó tìm vị trí nối đất rồi tìm đến nguồn. Cố gắng đọc sơ đồ ở trạng thái làm việc sau đó đọc ở trạng thái không làm việc. Luôn nhớ là xuất phát từ phụ tải đi dần về đến nguồn và tất cả các tiếp mát đều phải kết thúc ở nguồn. Quy tắc này rất quan trọng, nó sẽ giúp người kỹ sư dò mạch điện đúng hướng

Quy tắc 3: thông thường mỗi một mạch điện chỉ có một phụ tải, bởi vì 99,9% mạch điện trong xe máy công trình là mạch song song.

Đây là một quy tắc then chốt, nó giúp chúng ta biết được chỗ nào dòng điện có thể đi, chỗ nào không thể và có thể hình dung ra được cả hệ thống làm việc như thế nào, dòng điện không chỉ chạy trong mạch đi qua mỗi phụ tải, nó còn chạy từ chỗ tiếp mát đến nguồn. Vì thế, khi dò mạch điện, nếu chúng ta gặp thêm một phụ tải nữa có nghĩa là chúng ta đã đi sai đường. Lúc này cần quay trở lại quy tắc 2 – luôn bắt đầu từ phụ tải và tiếp mát dò dần về đến nguồn

Quy tắc 4: sử dụng tất cả các đầu mối

Luôn quan tâm đến những ưu điểm của các đầu mối nhà sản xuất đưa ra: Khoá, lời chú giải, danh mục liệt kê, biểu đồ, các chý ý, mô hình, số sêri …
 

MyPower

Tài xế O-H
Các bác ở đây là lính mới. Mà không chịu học luật của O - H. Mấy bác bị tước bằng lái rồi. Mà mấy bác vẫn tiếp tục lái xe đánh võng trên diễn đàn.

Cảm ơn bác (BKHN). Nhưng có vài điều về mạch điện của xe hiện đại là các phần điều khiển như ECU cứ theo mạch đến đây là mù tịt luôn. Không biết bao giờ anh em mới đụng được đến phần này.

Và với thợ làm điện việc vẽ được mạch, tìm hiểu nguyên lý là tối quan trọng. Từ đó mới đưa ra được các phán đoán sửa chữa hợp lý.
 

macvancuong

Tài xế O-H
Không chỉ có thợ sửa chữa mà ngay cả các kỹ sư cũng cảm thấy bối rối khi đọc sơ đồ điện. Nếu suy đoán sai, bại sẽ đi sai đường, và thật khó để có thể đọc được sơ đồ điện trong trường hợp này.


Thêm nữa, mỗi dòng sản phẩm lại có một kiểu sơ đồ. Không một người thợ nào có thể nhớ cả hàng trăm sơ đồ như thế. Do đó nắm được phương pháp đọc sơ đồ điện sẽ giúp chúng ta đọc được bất cứ sơ đồ của sản phẩm nào.

Dưới đây là một số quy tắc nên tuân theo khi đọc các sơ đồ mạch điện

Quy tắc 1: đọc để hiểu, sau đó vẽ lại sơ đồ phục vụ mục đích sửa chữa.


Một số sơ đồ mạch điện thường vẽ theo một đường thẳng, gọi là sơ đồ bậc thang. Nếu gặp sơ đồ không vẽ theo dạng này, chúng ta cần đọc sơ đồ, hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện, sau đó vẽ lại toàn bộ sơ đồ mạch điện theo một đường thẳng. Đọc sơ đồ và vẽ lại là một bước rất cần thiết để có thể nắm bắt các sự cố của mạch điện dễ dàng hơn.


Khi vẽ lại sơ đồ, người kỹ sư cần chú ý:

- Không nên vẽ lại sơ đồ trong khi đang đọc, bởi vì bản vẽ sẽ ghi lại những sai lầm trong quá trình đọc sơ đồ

- Không cần thiết phải vẽ lại một sơ đồ đẹp, nhưng người kỹ sư cần phải quen thuộc với các mạch điện khi vẽ lại

- Cũng cần phải thêm các chú thích để sơ đồ vẽ lại có thể rõ ràng hơn.

- Ban đầu càng vẽ lại nhiều thì dần dần sẽ quen với các sơ đồ và về sau khi đọc các sơ đồ khác, chúng ta không cần thiết phải vẽ lại nhiều nữa

- Ban đầu nên vẽ sơ đồ đơn giản - cực dương, nối đất, công tắc, tải. Từ đó có thể hiểu được mạch làm việc như thế nào, rồi thêm các chi tiết vào để có bản vẽ hoàn thiện hơn

Quy tắc 2: khi dò mạch điện, luôn luôn xuất phát từ tải đi đến nguồn


Đầu tiên, tìm các phần tử là phụ tải như đèn, còi, van điện từ, thiết bị cảnh báo lùi …Sau đó tìm vị trí nối đất rồi tìm đến nguồn. Cố gắng đọc sơ đồ ở trạng thái làm việc sau đó đọc ở trạng thái không làm việc. Luôn nhớ là xuất phát từ phụ tải đi dần về đến nguồn và tất cả các tiếp mát đều phải kết thúc ở nguồn. Quy tắc này rất quan trọng, nó sẽ giúp người kỹ sư dò mạch điện đúng hướng

Quy tắc 3: thông thường mỗi một mạch điện chỉ có một phụ tải, bởi vì 99,9% mạch điện trong xe máy công trình là mạch song song.


Đây là một quy tắc then chốt, nó giúp chúng ta biết được chỗ nào dòng điện có thể đi, chỗ nào không thể và có thể hình dung ra được cả hệ thống làm việc như thế nào, dòng điện không chỉ chạy trong mạch đi qua mỗi phụ tải, nó còn chạy từ chỗ tiếp mát đến nguồn. Vì thế, khi dò mạch điện, nếu chúng ta gặp thêm một phụ tải nữa có nghĩa là chúng ta đã đi sai đường. Lúc này cần quay trở lại quy tắc 2 – luôn bắt đầu từ phụ tải và tiếp mát dò dần về đến nguồn

Quy tắc 4: sử dụng tất cả các đầu mối


Luôn quan tâm đến những ưu điểm của các đầu mối nhà sản xuất đưa ra: Khoá, lời chú giải, danh mục liệt kê, biểu đồ, các chý ý, mô hình, số sêri …
cam on bac bg\hieu nha
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên