Bộ van giảm áp máy đào Komatsu, so sánh Lợi và Hại !!

LẠC HẬU
Bình luận: 73Lượt xem: 27,379

tvtgroup622

Tài xế O-H
Khi dòng dầu khiển từ tay trang ra cốc ngăn kéo co lỗ tiết lưu ở rác co có áp suất như nhau là hiện tượng tích áp o trong cốc do van phân phối có lò so đi kịch hành trình thì dừng lại lỗ tiết lưu này nha chế tạo để giảm tốc độ dòng chảy làm cho van mở không đột ngột
 

OldMatiz

Tài xế O-H
Bài thảo luận hay quá nhưng thời gian hạn hẹp nên không vừa đọc vừa nghiên cứu hết trong một buổi tối, nên em xin phép cụ chủ và các cụ mode cho em được đánh dấu đoạn đường này để hôm sau dễ tìm lại. Em xin cảm ơn.
 

tadeosalomon

Tài xế O-H
chào các cụ
quả thật là cái anh KOM này khó hiểu thật nhưng cũng mạo muội viết nên vài từ không biết là đúng hay là sai.mong các cụ đại xá
về KOM trong hệ thống thủy lực thì bản thân nhà cháu cũng chỉ tạm thời chia ra đc 4 loại đó là OLSS,CLSS,HSS,HST... nếu cụ nào phát hiện thêm loại nào nữa thì bổ xung nhá
cái anh HSS và HST thì được áp dụng nhiều trên máy ủi và máy xúc lật còn cái anh OLSS và CLSS thì được áp dụng nhiều trên máy đào
nhưng để ý thì sẽ thấy đa số hệ thống xài OLSS thì sẽ không dùng cục REDUCING VALVE.còn CLSS(trừ một số-6 đời đầu ra)thì lại dùng cục REDUCING VALVE và thường áp dụng cho máy PC 100-6E đến PC 550-8.những dòng máy mini thì còn tùy thuộc theo từng loại,dùng và không dùng (cái này để sau)
ở đây chúng ta hay mổ xẻ nó ra để phân tích đặt ra những dấu hỏi.và cùng chủ thớt tìm ra điểm lợi và hại của nó nhé.
theo như em biết thì ở máy xúc có 2 loại hệ thống thủy lực là OLSS (hệ thống cảm biến trung tâm mở) và CLSS (hệ thống cảm biến trung tâm đóng)
-OLSS (hệ thống giảm tải bơm): hệ thống này thường được dùng đối với các máy xúc sản suất từ năm 1980 trở về trước, hiện nay thì ít dùng
-CLSS (hệ thống tăng tốc bơm): hiện nay thì thường dùng loại hệ thống này do những ưu điểm mà nó mang lại
 

manager89

Tài xế O-H
theo như em biết thì ở máy xúc có 2 loại hệ thống thủy lực là OLSS (hệ thống cảm biến trung tâm mở) và CLSS (hệ thống cảm biến trung tâm đóng)
-OLSS (hệ thống giảm tải bơm): hệ thống này thường được dùng đối với các máy xúc sản suất từ năm 1980 trở về trước, hiện nay thì ít dùng
-CLSS (hệ thống tăng tốc bơm): hiện nay thì thường dùng loại hệ thống này do những ưu điểm mà nó mang lại
Đấy là theo cụ thôi
Còn theo sách thì khác
Nếu như máy xúc thì chỉ có komatsu trở về sau mới dùng CLSS
Còn doosan , hyundai , kobelco , Hitachi , Samsung , Volvo ....... vv...... vẫn dùng OLSS
 

Phuthuy1234

Tài xế O-H
Như tiêu đề các Cụ ạ.
Máy đào KOMATSU từ đời "TRỪ SÁU" trở về sau; trong thiết kế của hệ thống thủy lực, chúng ta không còn thấy cái "BƠM CON" (còn gọi là BƠM KHIỂN, BƠM PILOT) để cấp cho đường điều khiển nữa.
Thay vào đó là "MỘT CỤC" khá rắc rối có tên gọi là "VAN GIẢM ÁP" (Pressure Reducing Valve).
Ý đồ của KOMATSU có lẽ là để "GIẢM GIÁ THÀNH"??!! Chỗ này xin mở ngoặc: Cụ nào biết giá thì xin cho cái so sánh về giá giữa cái "VAN GIẢM ÁP" "BƠM KHIỂN" xem thế nào ạ.

Nhưng thực tế đã cho thấy khi sử dụng mà bị hư hỏng, cái van giảm áp sẽ sinh ra nhiều hệ quả xấu: khó bắt bệnh, bệnh lây lan (như vi rút ấy nhỉ??!!) làm hư cả các phần tử khác v.v...

Chỉ riêng cái việc tìm hiểu "NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG" của VAN GIẢM ÁP đã thấy "HẠI NÃO" (tốn tiền mua thuốc nhức đầu) rồi !!
Mà khổ !!! Muốn sửa chữa cho "ĐÚNG BÀI BẢN" thì phải hiểu rõ, nắm bắt, "TÚM CHẶT" cái "NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG" phỏng ạ ??

Vì vậy: mạo muội mở "THỚT" này để mời các Cụ cứ "MÀI DAO" cho sắc để vào mổ xẻ "NÓ" (không mổ thì cũng cứ vào CHÉM GIÓ cho vui).

Đầu tiên xin "THẢ" vài tấm hình làm mồi, mời các Cụ vào giải thích thêm cho rõ.

View attachment 60025

View attachment 60026

View attachment 60027

Giả cả thì dùng bơm khiển rẻ hơn, hiệu quả sử dụng bơm khiển được lâu hơn quan trong nhất là dễ sửa chữa và bắt bệnh
 

vietanh1602

Tài xế O-H
Vâng, quả là "HẠI NÃO" lắm các Cụ ạ !!
Xin thưa một sự thật mất lòng: phần giải thích của Bác KOMATSU về nguyên lý hoạt động cái "REDUCING VALVE" của Bác ấy rất "TỐI NGHĨA" !!

Nhằm "ĐƠN GIẢN HÓA VẤN ĐỀ", tránh tốn tiền mua thuốc nhức đầu; mạn phép các Cụ, sau đây tôi xin dùng các hình ảnh và nguyên lý "THEO KIỂU NHÀ QUÊ" để "MỔ XẺ" nó.

Đầu tiên, Bác KOMATSU nói nó là "PRESSURE REDUCING VALVE", nhưng nếu cứ diễn NÔM ra là "VAN GIẢM ÁP" thì chưa đủ !! Vì sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được chứ các Cụ nhỉ ??
Trở lại với việc GIẢM ÁP, muốn giảm ÁP SUẤT từ cao (ở đây, là RẤT CAO luôn) xuống thấp, Bác KOM dùng biện pháp gọi là "TIẾT LƯU".

Nhưng như trên đã nói: "sau khi "GIẢM", nó còn phải giữ cho cái "ÁP ẤY LUÔN ỔN ĐỊNH" mới dùng được" vậy nên cái sự "TIẾT LƯU" ấy phải thay đổi được ==>ta có cái tạm gọi là "TIẾT LƯU TỰ ĐỘNG".

Bởi các lẽ trên nên theo tôi là ta phải "NẮM" được "NGUYÊN LÝ" của cái gọi là "TIẾT LƯU" với lại "DIỄN BIẾN" khi "CHẤT LỎNG" (là nói chung, còn cụ thể ở đây là nhớt thủy lực) khi đi qua "TIẾT LƯU" cái đã rồi mới "MỔ" tiếp được phỏng ạ??

View attachment 60131
View attachment 60132
View attachment 60146
May mà có bác nhắc lại môn " Truyền động thủy lực " hông tôi quên mất là mình có được học

Không Cụ nào "VẶN-XOẮN" thì thôi phải tự "PHỌT" ra vậy !!:oops::(

View attachment 60282 View attachment 60283
View attachment 60284

Cái sự "TỤT XUỐNG-TO RA" với "ĐI LÊN-BÉ LẠI" cứ thế lặp đi lặp lại !!



View attachment 60285
Tức là vị trí cân bằng thay đổi liên tục đảm bảo p2 =constan
Khi p1 tăng làm cho p2 tăng khi đó p2 x A>Floxo. Con trượt di chuyển sang trái đến vị trí cân bằng mới lúc đó khe hở nhỏ lại lầm cho p2 giảm trở lại 3Mpa. Vậy p2 chỉ phụ thuộc vào lực lò xo, còn khe hở nó tự điều chỉnh.
 

Tuandiep2910

Tài xế O-H
giá cả ngang nhau thôi cụ ơi nếu đều là hàng tàu thì khoảng 2,5tr-3tr. hàng hãng thì cục áp khiển này cả thuế tầm 13tr, còn bơm khiển tôi chưa mua hãng bao giờ lên không biết. tuổi thọ thì nhà cháu nghĩ không bằng bơm khiển. mà cái cục này nó kéo theo nhiều vấn đề lắm. có lần nhà cháu là 1em -6e tất cả thao tác đều ngon chỉ có ra vào arm giật rung cả máy. chọc ngoáy chán cuối cùng thay cục áp khiển khác ngon luôn.
Cụ mua cục giảm áp ở đâu vậy cho em xin số điện thoại được không ạ.
 

saubon

Tài xế O-H
xe công ty e toàn hỏng bộ phận này . đem mạ lại xài dc vài tháng . đọc bài này mới biết nguyên lý của nó .khi nó hỏng thì giải pháp của các bác như thế nào . có độ dc bơm nhông dc hay ko? lợi và hại . ... vẫn đang theo dõi hồi kết của các cao nhân
 

vutrung2311

Tài xế O-H
Nếu không thích thì mình chế cái bơm pilot gắn ngoài được không cụ. Em chỉ hỏi là được hay không thoi vì chưa thấy ai làm vậy
Chế được cụ ạ. Trước em đã chế cái bơm bánh răng của PW140-7, nguyên bản là cái bơm này cấp cho lái => nạp phanh => áp suất điều khiển. Nó bị lỗi cái van nạp phanh, mỗi lần nó đóng ngắt là lại giật tay trang => giật thao tác.
Em đã chế nó thành 03 bơm riêng, lái riêng, phanh riêng, khiển riêng. Chạy cũng được hơn 1 năm rồi vẫn thấy ngon.
 

vuthanhtrieu

Tài xế O-H
Như tiêu đề các Cụ ạ.
Máy đào KOMATSU từ đời "TRỪ SÁU" trở về sau; trong thiết kế của hệ thống thủy lực, chúng ta không còn thấy cái "BƠM CON" (còn gọi là BƠM KHIỂN, BƠM PILOT) để cấp cho đường điều khiển nữa.

Thay vào đó là "MỘT CỤC" khá rắc rối có tên gọi là "VAN GIẢM ÁP" (Pressure Reducing Valve).
Ý đồ của KOMATSU có lẽ là để "GIẢM GIÁ THÀNH"??!! Chỗ này xin mở ngoặc: Cụ nào biết giá thì xin cho cái so sánh về giá giữa cái "VAN GIẢM ÁP" và "BƠM KHIỂN" xem thế nào ạ.

Nhưng thực tế đã cho thấy khi sử dụng mà bị hư hỏng, cái van giảm áp sẽ sinh ra nhiều hệ quả xấu: khó bắt bệnh, bệnh lây lan (như vi rút ấy nhỉ??!!) làm hư cả các phần tử khác v.v...

Chỉ riêng cái việc tìm hiểu "NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG" của VAN GIẢM ÁP đã thấy "HẠI NÃO" (tốn tiền mua thuốc nhức đầu) rồi !!
Mà khổ !!! Muốn sửa chữa cho "ĐÚNG BÀI BẢN" thì phải hiểu rõ, nắm bắt, "TÚM CHẶT" cái "NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG" phỏng ạ ??

Vì vậy: mạo muội mở "THỚT" này để mời các Cụ cứ "MÀI DAO" cho sắc để vào mổ xẻ "NÓ" (không mổ thì cũng cứ vào CHÉM GIÓ cho vui).

Đầu tiên xin "THẢ" vài tấm hình làm mồi, mời các Cụ vào giải thích thêm cho rõ.

cảm ơn cụ đã tạo chủ đề hay. giá của 1 cái van đó hiện tại là 11.270.600.vnd.đã bao gồm thuế.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên