Cùng tìm hiểu về Unload Valve của máy Komatsu-6

B
Bình luận: 58Lượt xem: 12,128

vuquan.auto

Tài xế O-H
Theo em nếu nó hồi thẳng về thùng thì trên đường ống hồi khi tắt máy sẽ không còn dầu. Vì vậy cần duy trì một áp suất nhất định để :
- Các chi tiết được ngâm trong dầu không bị han rỉ.

- Tránh hiện tượng xâm thực, tức là áp suất âm.
Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần quan tâm tới đó là dù chạy không tải nhưng vẫn phải duy trì một áp nhất định (tùy theo công suất thiết kế của máy) để khi chúng ta cần thao tác thủy lực thì ngay lập tức phải có đủ dầu để thực hiện thao tác đó. Nếu không có áp này thì chúng ta phải mất một thời gian trễ nhất định... Em nghĩ thế
[MERGETIME="1394723891"][/MERGETIME]
cảm ơn cụ đã tải nên một bản dịch bằng tiếng việt
xin cụ cho hỏi.tại sao áp suất không tải cứ phải là 25kg/cm??nếu ta thay đổi cái áp suất không tải này thì "có ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới không" ???
Cho em chém tí. Có thể với con máy cụ thể đang nói thì là 25kg/cm. Nhưng với các con khác thì không hẳn thế nó có thể thấp hoặc cao hơn (tùy theo công suất của máy chứ). Hơn nữa áp lò xo có thể thay đổi được nhờ con vít cơ mà?
[MERGETIME="1394723902"][/MERGETIME]

nhà cháu đang nói về UNLOAD VALVE thì cụ BÓI lại quăng hình ảnh bơm nên.không biết hai cái này có sự liên quan gì với nhau chăng
Rất liên quan đấy chứ???????
 

Mr.Pono

Pờ Nờ
... nhưng vẫn phải duy trì một áp nhất định ... Nếu không có áp này thì chúng ta phải mất một thời gian trễ nhất định.
[MERGETIME="1394723891"][/MERGETIME]

Nhưng với các con khác thì không hẳn thế nó có thể thấp hoặc cao hơn (tùy theo công suất của máy chứ).
[MERGETIME="1394723902"][/MERGETIME]


Rất liên quan đấy chứ???????

Tùy theo LƯU LƯỢNG bơm thì đúng và chính xác hơn cụ ạ.

Mấy ông chế tạo bơm, ổng đã tính kỹ hết rồi mà. Nhưng khoan hãy nói đến việc tính toán của mấy ổng, mình cứ nhìn thấy BƠM nào to, lưu lượng lớn thì ÁP giữ bởi Unload valve càng nhỏ
 

echnhua

Tài xế O-H
qua bài của cụ này em . muốn tư vấn ạ . em tiếng anh hơi bị kém ạ . . nhung em vẫn băn khoăn về van unloadvale. và van lựa chọn tín hiệu quay sàn . đó ạ . .nó có liên quan gì đến AS QUAY sàn không ạ
. máy 200-300-6 . thường bị mất áp quay sàn ạ
[MERGETIME="1399051745"][/MERGETIME]
bàn về áp suất unload . và van lựa chọn tin hiệu swing . lại ảnh hưởng tới AS SWING valve sàn..........................?
[MERGETIME="1399051745"][/MERGETIME]
bàn về áp suất unload . và van lựa chọn tin hiệu swing . lại ảnh hưởng tới AS SWING valve sàn..........................?
 

Hiencb92

Tài xế O-H
Van giảm tải:
chức năng: Khi bơm làm việc nhưng chưa có một thao tác nào thực hiện thì van giảm tải mở cho dầu hồi về thùng chứa. (giảm tải cho bơm). Nhưng khi bất kỳ một con trượt nào được điều khiển để cấp dầu đến bộ chấp hành thì lập tức van giảm tải đóng để hệ thống tăng áp suất thực hiện mang tải.
http://www.oto-hui.com/threads/hoi-ve-unload-valve.55413.html link cũ :))
Cụ oi cháu hỏi chút van
:) nhà cháu yêu cái anh PC 200-6 lắm.nhà cháu xin chọn PC 120-6 cho vừa miếng ạ :D:D
Unload valve trên komatsu 200 - 6 nó nằm ở đâu vậy cụ. C cảm ơn
 

Công Tý

Tài xế O-H
chào các cụ !!!
có lẽ đây không phải là một vấn đề mới mẻ gì,đơn thuần thì chỉ là một UNLOAD VALVE nhưng để hiểu về nó thì mỗi người lại có một cách suy nghĩ,tư duy logic hoàn toàn khác nhau vậy chúng ta hay cùng bàn luận về vấn đề này nhá
-nguyên lý hoạt động của UNLOAD VALVE
-tại sao phải có UNLOAD VALVE trong hệ thống thủy lực
-tại sao áp suất của UNLOAD VALVE phải là 25-45 kg/cm mà không thể là dưới 20 kg/cm hoặc trên 50 kg/cm
-tác dụng của UNLOAD VALVE trong hệ thống thủy lực
-có thể thay UNLOAD VALVE bằng một con van khác được không
cuối cùng là :em xin hết !!!
Con này là để phản tải ảnh ơi
 

Công Tý

Tài xế O-H
Nguyên lý hoạt động của van anload trong máy pc 120-6:

1. Khi phân phối ở vị trí trung gian (trưa làm thao tác)

View attachment 9166


Áp suất pp được đưa đến đầu trái của con trượt 4, áp suất PLS được đưa vào đầu phải

Khi phân phối ở vị trí trung gian áp suất PLS = 0 kg/cm2. Như vậy chỉ có áp suất ra của bơm tác dụng, và áp suất pp này được đặt bằng lực của lò xo (3). Như vậy áp suất pp của bơm tăng và lớn hơn lực của lò so (3) (25kg/cm2) làm con trượt (4) di chuyển sang phải theo hướng của mũi tên. Áp suất pp thông qua lỗ a của áo (2) về thùng T Cứ như vậy áp suất pp của bơm được duy trì ở 25kg/cm2.

2. Khi điều khiển tinh ( độ mở con trượt phân phối nhỏ)
View attachment 9167
Áp suất PLS của LS được phát sinh và đưa đến đầu phải con trượt (4). Khi điều đó xảy ra, độ mở của con trượt phân phối là nhỏ vì thế độ chênh áp giữa áp suất PP và PLS là lớn. Khi độ chênh áp giữa áp suất PP của bơm và áp suất PLS + lực lò xo (3) là lớn thì con trượt (4) di chuyển sang phải theo hướng mũi tên và PP được nối với thùng hồi T. Nói cách khác, áp suất PP = áp suất PLS + lực lò xo ( lực lò xo =25kg/cm2).

3. Khi hành trình con trượt phân phối là lớn
View attachment 9165

Áp suất pls của LS được phát sinh và đưa đến đầu phải của con trượt (4) . Khi điều này xảy ra, ớn. độ chênh áp giữa PP và PLS là nhỏ, với kết quả này thì độ chênh áp giữa PP và PLS không làm ảnh hưởng tới lò xo (3) nên con trượt (4) bị đẩy sang trái bởi lực của lò xo (3) ngắt cửa PP với thùng hồi T và toàn bộ lưu lượng của bơm được đưa đến cơ cấu chấp hành
Anh nói vậy thì khi vào tải as ls về khong lấyj mà thắng pp lữa thế thì lúc đó nó hồi về hết ak
 

Namo4k6

Tài xế O-H
em có chút ý kiến muốn đóng góp
- nguyên lý : khi tao tác thì áp điều khiển sẽ điều khiển con trượt và đồng thời sẽ tác đông vào unload valve đóng valve lại làm tăng áp suât
-tại sao phải có unload valve là để giảm tiêu hao nhiên liệu và hao mòn bơm
- áp của unload valve 25-45 kg/cm2 là để khi mình thao tác đáp ứng được tức thời khi mình thao tác và tránh ghì ghì tải lên bơm thủy lưc và động cơ
 

LETU94

Tài xế O-H
tại sao lại có cái van giảm tải này cụ nhỉ.sao không cho dầu nó hồi thằng về két hoặc thùng,còn đi qua cái van này để làm gì ???
Dầu hồi thẳng thì có đầy xe ứng dụng rồi : PC-3 -5 , CAT các kiểu máy tầm trung, Doosan các kiểu máy hạng vừa, Huyndai, Volvo.....
Riêng Kom đời sau dùng Load sensing nên cần van unload.
 

LETU94

Tài xế O-H
Hệ thống load sensing với van unload cảm nhận tải nhạy hơn, khoảng cảm nhận rất lớn nên giảm được công suất động cơ, giảm giá thành chế tạo.
Khoảng cảm nhận tải từ 30 - 350 kg/cm2.
Các hệ thống cũ khoảng cảm nhận tải từ 30, 40 - 0 không đủ nhạy nên động cơ thường phải to hơn để không bị ghì.
 

LETU94

Tài xế O-H
Bạn đặt một vấn đề tưởng chừng đơn giản, nhưng qua các câu trả lời mới thấy hóa ra là không phải vậy ??!!

Nếu xét đơn giản "UNLOAD VALVE" là "VAN KHÔNG TẢI" thì ai cũng nói được rồi, nhưng để hiểu tường tận các vấn đề như bạn nêu trên thì chưa thấy ai trả lời thỏa đáng nhỉ ??!!

Xin có chút ý kiến để "LÀM RỐI THÊM VẤN ĐỀ" thế này:

- Về mặt thuần túy lý thuyết thì áp suất của "UNLOAD VALVE" chỉ cần "LỚN HƠN KHÔNG" là được.
- Áp suất không tải của hệ thống càng lớn thì "TỔN THẤT VÔ CÔNG" càng lớn, vậy mà các nhà thiết kế vẫn phải chịu để cho nó tồn tại. Đây chính là nhược điểm của nguyên lý thiết kế gọi là "LOAD SENSING" mà nhà bác KOMATSU ém nhẹm, chả thấy bác ấy nói .
- Có một số máy đào nói riêng, các máy dùng thủy lực nói chung mà "ÁP SUẤT KHÔNG TẢI BẰNG KHÔNG" đấy.
Kom chẳng việc gì phải ém nhẹm vấn đề áp không tải như bác nói. Hầu như tất cả các máy đào của các hãng đều duy trì áp không tải từ 20-40. Mục đích để làm gì thì hầu như không thợ nào biết. Thí dụ máy Cat, áp không tải khoảng 20-25, cái này tôi không nhớ chính xác. Áp suất này là để làm ấm dầu thủy lực và bù dò trong hệ thống. Bác nào làm hãng Cat đọc service manual có nói rõ, hầu như quyển nào về máy đào cũng nhắc đến. Nhưng riêng Kom để 30 còn có mục đích riêng nữa mà ai chỉnh máy Kom nhiều sẽ nghiệm ra được và chỉ nhìn máy chạy cũng đoán được máy đã đạt khoảng ∆ = 30 chưa.
 

LETU94

Tài xế O-H
em có chút ý kiến muốn đóng góp
- nguyên lý : khi tao tác thì áp điều khiển sẽ điều khiển con trượt và đồng thời sẽ tác đông vào unload valve đóng valve lại làm tăng áp suât
-tại sao phải có unload valve là để giảm tiêu hao nhiên liệu và hao mòn bơm
- áp của unload valve 25-45 kg/cm2 là để khi mình thao tác đáp ứng được tức thời khi mình thao tác và tránh ghì ghì tải lên bơm thủy lưc và động cơ
Không phải để giảm tiêu hoa nhiên liệu và hao mòn bơm. Sai.
Ghì tải nó nằm trong nguyên nhân khác, hiện tượng thì đúng, giải thích sai.
 

Công Tý

Tài xế O-H
Nguyên lý hoạt động của van anload trong máy pc 120-6:

1. Khi phân phối ở vị trí trung gian (trưa làm thao tác)

View attachment 9166


Áp suất pp được đưa đến đầu trái của con trượt 4, áp suất PLS được đưa vào đầu phải

Khi phân phối ở vị trí trung gian áp suất PLS = 0 kg/cm2. Như vậy chỉ có áp suất ra của bơm tác dụng, và áp suất pp này được đặt bằng lực của lò xo (3). Như vậy áp suất pp của bơm tăng và lớn hơn lực của lò so (3) (25kg/cm2) làm con trượt (4) di chuyển sang phải theo hướng của mũi tên. Áp suất pp thông qua lỗ a của áo (2) về thùng T Cứ như vậy áp suất pp của bơm được duy trì ở 25kg/cm2.

2. Khi điều khiển tinh ( độ mở con trượt phân phối nhỏ)
View attachment 9167
Áp suất PLS của LS được phát sinh và đưa đến đầu phải con trượt (4). Khi điều đó xảy ra, độ mở của con trượt phân phối là nhỏ vì thế độ chênh áp giữa áp suất PP và PLS là lớn. Khi độ chênh áp giữa áp suất PP của bơm và áp suất PLS + lực lò xo (3) là lớn thì con trượt (4) di chuyển sang phải theo hướng mũi tên và PP được nối với thùng hồi T. Nói cách khác, áp suất PP = áp suất PLS + lực lò xo ( lực lò xo =25kg/cm2).

3. Khi hành trình con trượt phân phối là lớn
View attachment 9165

Áp suất pls của LS được phát sinh và đưa đến đầu phải của con trượt (4) . Khi điều này xảy ra, ớn. độ chênh áp giữa PP và PLS là nhỏ, với kết quả này thì độ chênh áp giữa PP và PLS không làm ảnh hưởng tới lò xo (3) nên con trượt (4) bị đẩy sang trái bởi lực của lò xo (3) ngắt cửa PP với thùng hồi T và toàn bộ lưu lượng của bơm được đưa đến cơ cấu chấp hành
Chuẩn cụ ơi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên