Hệ thống hỗ trợ đỗ xe thông minh - Giải pháp tiện lợi dành cho người lái

tri.huynh
Bình luận: 1Lượt xem: 5,056

tri.huynh

Tài xế O-H
Với lượng phương tiện giao thông tăng chóng mặt như hiện nay thì vấn đề đỗ xe cũng khá là khó khăn, đặc biệt đối với người mới lái xe hoặc có kỹ năng lái xe chưa thành thục. Trong nhiều trường hợp, việc cho xe vào chỗ đỗ là một thử thách đối với nhiều lái xe, với không gian đậu xe hạn chế ở các thành phố lớn, việc ghép chiếc xe song song hay vuông góc vào một không gian nhỏ là một kỹ năng cực kì quan trọng và cần thiết.
Thực sự, việc đỗ xe là điều khiến nhiều tài xế mới biết lái rất e ngại, một sai sót nhỏ có thể dẫn đến va quẹt và các vấn đề phức tạp kéo theo. May mắn thay, giải pháp công nghệ tuyệt vời cho bài toán này là hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động. Khi tìm thấy một chỗ đỗ xe phù hợp, bạn chỉ cần bấm một nút, ngồi lại, và thư giãn. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động sẽ cho chiếc xe vào ngay ngắn vị trí đỗ xe một cách an toàn.

1. Tổng quan:

Gồm 3 phần cơ bản: Tín hiệu vào, Bộ xử lý thông tin, Bộ chấp hành.
Để hệ thống hoạt động được thì cần phải có tín hiệu đầu vào từ các cảm biển siêu âm, camera lùi. Bộ xử lý là ECU. Bộ chấp hành là hệ thống trợ lực lái và các thiết bị hiển thị, thông báo cho người dùng.


tổng quan 1.jpg

Tổng quan hệ thống đỗ xe
a. Cảm biến siêu âm:

Cảm biến siêu âm sử dụng nguyên lý phản xạ của sóng siêu âm để tính toán khoảng cách dựa trên thời gian phát và nhận tín hiệu.

Vị trí cảm biến siêu âm 2.png

Các cảm biến siêu âm của hệ thống hỗ trợ đỗ xe và kiểm soát
Trên ô tô, cảm biến siêu âm được đặt ở phía trước và phía sau xe.
Phía trước sẽ có 6 cảm biến, trong đó 4 cảm biến giữa sẽ có nhiệm vụ đo khoảng cách từ xe tới vật cản, hai cảm biến hai bên sẽ có tác dụng tìm khoảng không gian trống thích hợp để đỗ xe. Tương tự, phía sau cũng có 4 cảm biến đo khoảng cách vật cản tới xe.

b. Camera lùi:

Camera này mô tả một cách trực quan hình ảnh ở phía sau xe để người lái có thể điều khiển xe một cách dễ dàng nhất. Trong hệ thống hỗ trợ đỗ xe, việc có camera lùi sẽ giúp người lái quan sát kịp thời các tác động nguy hiểm xảy ra mà hệ thống không thể phân tích.

camera lùi.jpg

Camera lùi phía nằm sau logo xe
c. ECU:

Hộp điều khiển hỗ trợ đỗ xe tư động kiểm soát tổng thể toàn bộ hệ thống, bao gồm:
+ Tiếp nhận các tín hiệu từ cảm biến siêu âm và xử lý các tín hiệu sóng nhận được.
+ Xác định sự hiện diện của vật cản, thông báo bằng âm thanh.
+ Xác định sự cố khi có hư hỏng.
+ Chuyển đổi và truyền tải thông tin tiếp nhận được đến các hệ thống con thông qua mạng CAN.

Hộp đk hỗ trợ đỗ xe.png

ECU điều khiển hệ thống hỗ trợ đỗ xe
d. Hệ thống trợ lực lái:

Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng:
+ Giảm nhẹ cường độ lao động của người lái.
+ Giảm mệt mỏi khi xe hoạt động trên đường dài.
+ Nâng cao tính an toàn chuyển động khi xảy ra sự cố ở bánh xe như nổ lốp, hết khí nén trong lốp.
+ Giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.
Phân loại:
+ Trợ lực thủy lực đơn thuần (HPS)
+ Trợ lực có điều khiển điện – điện tử (EPS)
Hệ thống trợ lực lái thủy lực sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn (dầu thải ra gây ô nhiễm môi trường) so với trợ lực lái điện bởi bơm dầu của HPS luôn được dẫn động bởi động cơ. Cảm giác lái của trợ lực lái điện sẽ tốt hơn khi chạy với tốc độ cao.
Do đó, hầu như các xe ngày nay đều dùng trợ lực lái điện bởi vì tính nhỏ gọn, dễ lắp đặt, hoạt động có hiệu quả cao, ít tiêu thụ nhiên liệu hơn so với trợ lực lái thuỷ lực.

SO sánh trợ lực lái 4.png

So sánh sự tiêu hao giữa trợ lực lái thuỷ lực và trợ lực lái điện
e. Thiết bị thông báo:

Chức năng hỗ trợ đỗ xe (Parking aid) phát ra tín hiệu âm thanh, thông báo cho người lái xe thông qua còi cảnh báo (được đặt phía trước và sau xe). Nếu chuỗi tín hiệu trở thành âm thanh liên tục, điều này cho biết xe đã đạt được khoảng cách an toàn nhỏ nhất khi đến gần vật cản.
Đối với chức năng hỗ trợ lái (Parking steering) sẽ không phát ra tín hiệu âm thanh bằng còi mà thông qua tín hiệu ở bảng điều khiển.

Còi cảnh báo phía trước và phía sau 5.png

f. Quy trình hoạt động của hệ thống hỗ trợ đỗ xe:

Gồm 2 chế độ chính: đỗ xe vuông góc và đỗ xe song song. Lựa chọn chế độ tuỳ vào số lần nhấn nút Parking Assist System.
+ Đối với xe muốn đỗ song song thì tốc độ tối đa cho phép là 40km/h và khoảng cách giữa xe trước và xe sau là 0,4m thì hệ thống mới có thể nhận diện được chỗ trống.
+ Đối với xe muốn đỗ vuông góc thì vì khoảng cách nhỏ nên tốc độ tối đa không được quá 20km/h và khoảng cách giữa hai xe bên trái và phải so với xe mình là 0,35 m.
Cả hai trường hợp trên xe đều phải chạy cách lề từ 0,2m đến 0,5m.

song song va vuong goc 6.png

Đỗ xe song song và vuông góc
Bên cạnh 2 chế độ chính, hệ thống còn có 2 chế độ phụ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt là: đỗ xe trên đường cong và đỗ xe có chướng ngại vật.
+ Đối với việc đỗ xe trên đường cong: Nếu bán kính đường cong đó lớn hơn 20m thì xe sẽ hiểu đó là một đường thẳng nên sẽ vẫn sẽ đỗ bình thường.

cong 7.png

Đỗ xe trên đường cong
+ Đối với trường hợp đỗ xe vào nơi có chướng ngại vật: Nếu đủ khoảng cách đỗ xe thì sẽ giống như trường hợp trên là người tài xế gạt số lùi và vô lăng tự đánh lái. Sau đó, hệ thống sẽ tự điều chỉnh cho song song với lề đường.
chướng ngại vật 8.png

Đỗ xe có vật cản
g. Ưu và nhược điểm:

* Ưu điểm:
+ Giúp việc đỗ xe được thực hiện dễ dàng hơn.
+ Giảm thiểu tai nạn xảy ra ở bãi đỗ xe
+ Phát hiện các vật thể hay vật di chuyển khi xe vào nơi đậu xe.
+ Trên các dòng xe hiện đại hệ thống camera của hệ thống còn giúp người lái quan sát rõ ràng hơn đằng sau xe. Hiện nay các công nghệ mới có thể thấy toàn diện xung quanh xe.
* Nhược điểm:
+ Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động thường xuyên sử dụng đánh lái chết, điều này tác động xấu đến rô-tuyn và làm nhanh mòn vỏ xe.
+ Hệ thống không phát hiện ra được nắp cống, hố ga và những vật cản nhỏ trong khu vực đâu xe.
+ Các cảm biến bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết như mưa, gió, băng, tuyết.
+ Một số hệ thống nếu đang hoạt động đỗ nhưng nếu phát hiện vật cản (một ai đó đi ngang qua) hệ thống lập tức hủy đi và phanh khựng lại.

* Để hiểu rõ thêm về hệ thống, mời các bác xem video dưới đây.

Nguồn: Volkswagen, Bosch, Mercedes-Benz
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên