Làm sao phân biệt cảm biến oxy và cảm biến tỷ lệ khí-nhiên liệu?

Cai banh xe
Bình luận: 96Lượt xem: 40,094

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cái cảm biến oxy với A/F này luôn là chủ đề đau đầu với rất rất nhiều người chưa hiểu rõ về nó ngay cả trên lý thuyết chứ chưa nói tới thực tế,cảm biến oxy thì tới bây giờ gần như các xe đều sử dụng và các anh e đều đã biết về cấu tạo của nó rồi cách đo kiểm thế nào,thực chất cảm biến oxy chỉ có 2 hoặc 4 dây nếu có 4 dây thì nó có thêm 2 dây của mạch sấy,còn những con cảm biến mà chúng ta thấy giống hệt cảm biến oxy nhưng có tới tận 6 dây đó chính là cảm biến a/f hay cảm biến lam da
Cảm biến A/F loại 4 dây cũng rất phổ biến mà bác
 

anhkhoamaivy

Tài xế O-H
Em cũng biết chút ít về cảm biến oxy, xin đem ra để học hỏi thêm kinh nghiệm của các bác. Theo như ý bác chủ thì làm sao phân biệt được cảm biến oxy và cảm biến A/F khi mua hàng bãi về (không tra ngược mã phụ tùng). Em có ý kiến như sau:
1. Cảm biến oxy bao gồm các loại có 1 dây, 2 dây, 3 dây và 4 dây.
- Loại 1 dây : Là dây tín hiệu, còn mass là sườn xe.
- Loại 2 dây : 1 dây tín hiệu + 1 dây mass
- Loại 3 dây : 1 dây tín hiệu, 1 dây mạch sấy, 1 dây mass chung cho mạch sấy và tín hiệu.
- Loại 4 dây : 2 dây cho mạch sấy và 2 dây cho mạch tín hiệu.
2. Cảm biến A/F chỉ gồm các loại có 4 dây, 5 dây và 6 dây.
- Loại 4 dây : 2 dây cho mạch sấy và 2 dây cho mạch tín hiệu.
- Loại 5 dây : 2 dây cho mạch sấy và 3 dây cho mạch tín hiệu.
- Loại 6 dây : 2 dây cho mạch sấy và 4 dây cho mạch tín hiệu.
Vậy chỉ có thể nhầm lẫn đối với loại 4 dây của cảm biến oxy và A/F. Theo lý thuyết thì em thấy có thể phân biệt như sau:
- Bước 1 : Tìm 2 dây của mạch sấy bằng cách đo điện trở. Giữa 2 dây nào của 4 dây có điện trở thì đó là 2 dây của mạch sấy. Còn lại 2 dây là của mạch tín hiệu.
- Bước 2 : Dùng lửa để làm nóng cảm biến. Lấy volt kế thang mV để đo điện thế giữa 2 dây của mạch tín hiệu. Nếu là cảm biến oxy sẽ có điện thế khoảng 450mV. Còn cảm biến A/F sẽ không có điện thế giữa 2 dây tín hiệu.
 

thaoden

Tài xế O-H
trước giờ không để ý cảm biến A/F là cái nào cả, chỉ toàn mặc định nó là cảm biến oxi thôi.
còn cái trong hình mà các cụ nói là của toy và lanos thì con đó là nồng độ CO( tên nó thế, còn nó là gì thì chịu), chỉnh nó xong thì chỉnh lại đôi khi không được, nó òa ga lên cao.( đã ngu 1 lần - sau này thì biết chỉ cho phép những người hiểu biết chỉnh, không tự ý chỉnh)
 

y2kvybg

Tài xế O-H
Em xin có chút ý kiến:
- Cảm biến này có mấy loại sau: Loại Điện áp biến đổi( có dải rộng và dải hẹp) , loại điện trở biến đổi, có lẽ bác nhầm 2 loại này với nhau. còn mấy đầu dây và kiểm tra hoạt động ra sao thì đơn giản các bác nhỉ.
- Trên xe các cảm biến này cơ bản nguyên lý như nhau tuy nhiên sẽ có một chính và một phụ trên 1 ống xả, cảm biến chính lắp trước bầu xúc tác để điều chỉnh tỷ lệ A/F( Tối ưu cuối nguồn) và cảm biến phụ lắp sau bầu xúc tác mục đích để theo dõi bầu xúc tác còn tốt hay không, không tốt thì báo lỗi, phải thay.
- Cảm biến phụ có thể theo dõi được bầu xúc tác là do nó so sánh xung tín hiệu của nó với xung tín hiệu cảm biến chính. 2 xung tín hiệu khác nhau nhiều là bộ xúc tác còn tốt, 2 xung tín hiệu như nhau là bộ xúc tác hỏng.
 

Thayduc

Tài xế O-H
Thật sự, đến lúc này vẫn chưa ngộ được ạ
Dạ.Hôm nay đơn vị em mới nhận con Ural có máy phát cổ này Bác ạ

20201028_081316.jpg


20201028_081302.jpg


20201028_081259.jpg
 

Thayduc

Tài xế O-H
Thế ạ, loại này trông giống kiểu xe Lada 2107 hay Volgaz. Nhưng bác bắn sai vị trí rồi. Chỗ này là của chủ đề " cảm biến oxy.." mà
Dạ. Chủ yếu là em muốn khoe và học với Bác ạ. Mấy ký hiệu trên máy phát em không hiểu Bác ạ, mong Bác chỉ giáo thêm ạ, em cảm ơn Bác.

20201028_081259.jpg
 

Công Tý

Tài xế O-H
trước tiên phải hiểu cảm biến oxy là gì đúng nó là đo lượng oxy trong buồng đốt và nên nhớ một điều quan trọng là nó là một cảm biến cuối nguồn các cụ nhé khi trong buồng đốt đến kỳ nổ và xả ra thì cảm biến oxy xẽ phân tích lượng oxy còn ít hay nhiều với suy ra được tỷ lệ hòa khí a/f thường là 14,7/1 có nghĩa là 14,7 là khí cần 1 săng để cháy hết nếu nhạt tỷ lệ hòa khí thì săng sẽ bị ít còn đậm tỷ lệ hòa khí thì săng là bị nhiều bởi vậy cảm biến oxy xẽ cảm nhận oxy để biết cái tỷ lệ đó là đậm hay nhạt đưa tín hiệu oxy về ecu ecu sẽ điều chỉnh thời gian phun xăng làm sao cho về tỷ lệ hòa khí lý tưởng la 14,7/1 như vậy cảm biến oxy là cảm biến cuối nguồn thông báo cho ecu biết lượng hòa khí kỳ nổ trước để ecu điều chỉnh tỷ lệ cho kỳ nổ sau em mới tham gia các bác cao tuổi biết rồi đừng chém em nhé
Cái nàu thì em đồng ý
 

Công Tý

Tài xế O-H
- Anh em ta đều biết rõ tầm quan trọng của cảm biến oxy (O2) và cảm biến tỷ lệ khí nhiên liệu (A/F) đối với việc điều khiển động cơ đốt trong
- Mọi người cũng biết nguyên lý hoạt động của 2 cảm biến này
- Mọi người cũng đã từng kiểm tra, và thay thế chúng
- Và cũng không ít khi bị phán nhầm, mua nhầm và thay nhầm. Nhất là khi mua đồ bãi
Vậy, làm thế nào để phân biệt 2 loại này với nhau, coi như việc tra ngược mã phụ tùng là bất khả thi nhé. Mời các bác chém cho em sáng con mắt, vì cái này em chịu
nhà cháu nhớ mang máng và giải thích kiểu nông dân ( vì nhớ là đọc qua về mấy con dưới ống xả)
Thường thì có 2 con
1 con để sau Tạm gọi lọc( từ đít xe) con này để phát hiện xem khí thải có đủ tiêu chí khí thải gì đó không " thường thì mấy anh âu hay dùng loại cổ)
2 là con để trước ( từ mũi xe) để cảm nhận xem xăng có thiếu thừa gì không để điều chỉnh
Lưu ý có xe có 4 con gần hay giống nhau
Loại xe cổ hình như không có con báo khí thải ô nhiễm môi trường
Bác caibanhxe cho em biết con a/f nằm ở vị trí nào ạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
nhà cháu nhớ mang máng và giải thích kiểu nông dân ( vì nhớ là đọc qua về mấy con dưới ống xả)
Thường thì có 2 con
1 con để sau Tạm gọi lọc( từ đít xe) con này để phát hiện xem khí thải có đủ tiêu chí khí thải gì đó không " thường thì mấy anh âu hay dùng loại cổ)
2 là con để trước ( từ mũi xe) để cảm nhận xem xăng có thiếu thừa gì không để điều chỉnh
Lưu ý có xe có 4 con gần hay giống nhau
Loại xe cổ hình như không có con báo khí thải ô nhiễm môi trường
Bác caibanhxe cho em biết con a/f nằm ở vị trí nào ạ
Cảm biến A/F (Air Fuel sensor, Lamda sensor) thường nằm phía trước bộ xúc tác trung hòa khí xả (theo hướng dòng chảy của khí xả), bác ạ
Còn cái nằm phía sau bộ xúc tác trung hòa khí xả chỉ có tên là cảm biến oxy (Oxygen sensor)
 

Công Tý

Tài xế O-H
Cảm biến A/F (Air Fuel sensor, Lamda sensor) thường nằm phía trước bộ xúc tác trung hòa khí xả (theo hướng dòng chảy của khí xả), bác ạ
Còn cái nằm phía sau bộ xúc tác trung hòa khí xả chỉ có tên là cảm biến oxy (Oxygen sensor)

Nhiều người hỏi mình cách xác định tình trạng của bầu xúc tác khí thải Cataytic Converter. Thật ra có rất nhiều cách nhưng quan trọng là cách nào nhanh hơn và cách nào chính xác hơn thôi. Có cách vì nghi ngờ nên tháo bầu lọc xuống coi, có cách thì chỉ cần cầm máy chẩn đoán, chỉ chỏ vài cái là đã xác định được rồi, chính xác hơn nữa là khác. Vậy bạn chọn cách nào, mình thì hướng tới sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác chứ không thủ công và mất thời gian. Nói vậy thôi chứ mình nghĩ ai mà chẳng muốn chuyên nghiệp? Vậy thì anh em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé Chúng ta sẽ dựa vào việc phân tích dữ liệu động mà cụ thể ở đây là phân tích dữ liệu của 2 con cảm biến oxy trước và sau bầu lọc catalytic
1. Chức năng của từng cảm biến oxy trên động cơ

Như hình trên có thể thấy trên động cơ thông thường sẽ có hai cảm biến oxy (đối với xe xy lanh thẳng hàng), còn đối với những động cơ khác V6, V8 thì số lượng cảm biến oxy sẽ khác, tham khảo thêm bài viết Vị trí và số lượng cảm biến oxy trên động cơ ô tô Ở đây mình sẽ phân tích lại chức năng của 2 con này: một con trước bầu catalyst (Upstream Oxygen Sensor) và một con sau bầu catalyst (Downstream Oxygen Sensor), cả hai con này về cấu tạo thì cơ bản là giống nhau nhưng về chức năng là hoàn toàn khác nhau. Trên các dòng xe đời cũ thì anh em có thể lắp lẫn hai con này với nhau được, không vấn đề gì nhưng trên những dòng xe đời mới sau này và đặc biệt dòng xe Đức như Mercedes, BMW, Audi... hai con này phân biệt hoàn toàn với nhau về giắc nối nên không thể nào lắm lẫn được. Con thứ nhất, ở bên ngoài thường gọi là cảm biến lamda hay cảm biến oxy 1, thật ra có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nó vẫn là một thôi. Chức năng chính của nó là nhận biết được lượng oxy còn sót lại trong khí thải để báo về ECU động cơ dưới dạng điện áp, ECU sẽ căn cứ mức điện áp báo về biết được tỉ lệ hòa khí có đúng không, quá trình cháy có ok không, từ đó điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh lượng phun nhiên liệu, để hiểu rõ hơn về cảm biến Oxy, các anh em hãy tham khảo bài viết tại đây .Con thứ hai giống hoàn toàn con thứ nhất nhưng chức năng của nó là để giám sát hoạt động của bầu catalyst. Nó cũng sẽ đo lượng Oxy còn lại sau khi qua bầu catalyst. Nếu bầu làm việc tốt thì thường những khí độc ví dụ Nox, CO, HC sẽ phản ứng với Oxy vì vậy, nếu như bầu hoạt động tốt thì khí thải sau khi qua bầu thì lượng Oxy còn lại rất thấp. Để hiểu rõ hơn về bầu xúc tác catalyst mời anh em tham khảo qua bài: Hệ thống khí xả hoạt động như thế nào? Nhưng ở đây vì một số lý do nào đó, trên một số dòng xe vẫn không báo lỗi khi bầu catalyst bị bể, tắc nghẽn. Nhưng dựa vào thông số của nó mình cũng sẽ biết được tình trạng.
2. Phân tích dữ liệu của cảm biến oxy bằng đồ thị

Phân tích đồ thị trên có thể thấy cảm biến oxy thứ nhất (đường màu xanh) luôn có giá trị dao động liên tục (dạng hình sin) nằm trong khoảng từ 0.1 – 0.9 V, nếu tối ưu sẽ là 0.45 V nhưng không bao giờ tối ưu được nên nó cứ dao động lên xuống đều như vậy, nếu nhìn đồ thị mà dạng sóng đều là tình trạng động cơ hoạt động tốt. Còn cảm biến oxy thứ hai (đường màu đỏ) thì ngược lại với cảm biến thứ nhất, nhìn vào đồ thị nếu như là đường hơi bằng phẳng (thường nằm trong khoảng 0.6 – 0.8) thì là tốt còn nếu như vẫn dao động lên xuống như cảm biến thứ nhất chứng tỏ bầu xúc tác đang có vấn đề. Lý giải vì sao đồ thị càng bằng phẳng càng tốt: đó là vì sau khi đi qua bầu xúc tác, nếu bầu hoạt động bình thường sẽ làm phản ứng hầu như hết lượng oxy còn thừa trong khí xả, mà nếu như lượng oxy càng ít thì điện áp sẽ càng gần 0.9 V (hỗn hợp giàu), do đó bầu hoạt động càng tốt thì đồ thị càng thẳng. Còn trường hợp nếu bầu hoạt động không tốt (bị bể, tắc nghẽn, mất chức năng xúc tác...) thì đồ thị của cảm biến oxy thứ hai dao động gần như cảm biến thứ nhất, bởi lẽ oxy có tham gia vào phản ứng đâu
3. Làm sao để xem được dạng đồ thị như trên
Cách 1: Bạn có thể dùng máy chẩn đoán để xem dữ liệu động, hầu hết các máy chẩn đoán đều hỗ trợ tính năng này. Bạn chọn chức năng Live Data/ chọn 2 cảm biến oxy trước và sau/ chọn hiển thị dưới dạng đồ thị.

Cách 2: Bạn có thể dùng máy đo xung (Oscilloscope) để đo tín hiệu của cảm biến oxy gửi về. Ví dụ dưới đây là ảnh thực tế chụp được bằng thiết bị đo xung VMI của Gscan 2

4. Lời kết
Trên đây mình
 

Công Tý

Tài xế O-H
Cảm biến A/F (Air Fuel sensor, Lamda sensor) thường nằm phía trước bộ xúc tác trung hòa khí xả (theo hướng dòng chảy của khí xả), bác ạ
Còn cái nằm phía sau bộ xúc tác trung hòa khí xả chỉ có tên là cảm biến oxy (Oxygen sensor)
Cảm biến A/F (Air Fuel sensor, Lamda sensor) thường nằm phía trước bộ xúc tác trung hòa khí xả (theo hướng dòng chảy của khí xả), bác ạ
Còn cái nằm phía sau bộ xúc tác trung hòa khí xả chỉ có tên là cảm biến oxy (Oxygen sensor)
Em chỉ biết tới đây thui bác
 

DenCaVang

Tài xế O-H
cảm biến oxy và cảm biến A/F - air fuel ratio sensor ( Wide Range Air Fuel sensor hay Wide ratio Air/Fuel sensor hoặc Wide Band oxygen sensor) đều là tên gọi của cảm biến oxy dãy rộng. Hai loại cảm biến này đều dùng để đo nồng độ oxy trong khí xả (đặt trước bầu catalyic) gửi về ECU để hiệu chỉnh lượng phun nhiên liệu tối ưu ở tỷ lệ 14,7/1. Tuy nhiên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó khác nhau. Cảm biến oxy được lắp tại ống xả , bề mặt làm việc của cảm biến tiếp xúc trực tiếp với khí xả, trong lõi của cảm biến có đường đưa không khí từ ngoài vào, sự chênh lệch về nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm biến oxy sẽ tạo ra 1 điện áp: 0,1-0,9V . Càng về 0,1 thì nhiên liệu càng nghèo còn càng về 0,9 thì càng giàu nhiên liệu. nhiệt độ làm việc tốt ở 350 độ C. Cảm biến A/F được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính: Nernst cell giống như cảm biến oxy thông thường; Pump cell bộ tạo áp điện hóa học và Monitoring chamber buồng giám sát. Nhiệm vụ là giữ cho điện áp ở Nernst cell luôn ở mức 450 milivolts.
Cảm biến oxy chỉ đo được dãy tỷ lệ hòa khí rất nhỏ từ khoảng 14/1 - 15/1. điều này khi động cơ cần hoạt động ở chế độ giàu nhiên liệu 12/1 - 13,5/1 và khi hoạt động ở chế khoảng 17/1 thì chúng lại không biết được tỷ lệ này. trong khi cảm biến A/F đo được tỷ lệ không khí / nhiên liệu ở dãy rất rộng từ 5/1 - 22/1.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên