Phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh tang trống trên ô tô

wensheng
Bình luận: 53Lượt xem: 11,182

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác giải thích giúp em, thêm kiến thức với
Cường hóa: có nghĩa là làm mạnh lên, là tăng lực
Trợ lực: thêm lực
Trong các sách cũ, các bộ trợ lực đều gọi là bộ cường hóa: phanh thủy lực cường hóa chân không (phanh dầu trợ lực bằng chân không); phanh thủy lực cường hóa khí nén (phanh dầu trợ lực bằng khí nén); hệ thống lái cường hóa thủy lực (tay lái trợ lực dầu)...
Trong hệ thống phanh dùng cơ cấu tang trống- guốc phanh có một hiệu ứng gọi là tự cường hóa, trong đó, lực ép của guốc phanh vào trống bao gồm lực đẩy của xylanh phanh cộng với lực ép sinh ra do tác động thuận chiều quay của trống phanh tỳ thêm vào đầu của guốc phanh nên làm tăng lực ép của guốc phanh lên tang trống. Tên lực này gọi là gì thì tôi không biết do không được đi học ở trường
Phanh đĩa không có hiệu ứng tự "cường hóa" này
Vậy thôi
 

Vuanhtu

Tài xế O-H
Cường hóa: có nghĩa là làm mạnh lên, là tăng lực
Trợ lực: thêm lực
Trong các sách cũ, các bộ trợ lực đều gọi là bộ cường hóa: phanh thủy lực cường hóa chân không (phanh dầu trợ lực bằng chân không); phanh thủy lực cường hóa khí nén (phanh dầu trợ lực bằng khí nén); hệ thống lái cường hóa thủy lực (tay lái trợ lực dầu)...
Trong hệ thống phanh dùng cơ cấu tang trống- guốc phanh có một hiệu ứng gọi là tự cường hóa, trong đó, lực ép của guốc phanh vào trống bao gồm lực đẩy của xylanh phanh cộng với lực ép sinh ra do tác động thuận chiều quay của trống phanh tỳ thêm vào đầu của guốc phanh nên làm tăng lực ép của guốc phanh lên tang trống. Tên lực này gọi là gì thì tôi không biết do không được đi học ở trường
Phanh đĩa không có hiệu ứng tự "cường hóa" này
Vậy thôi
bác caibanhxe ơi, vậy khi xe chạy tiến hay chạy lùi đều có hiệu ứng này đúng không ạ.
 

thanhtien293

Tài xế O-H
Khả năng " Cường hóa " ở đây là có thể tăng phanh hay gì ạ
Theo mình hiểu thì cường hóa là self-energizing brake. Tức là khi phanh thì lực ma sát sẽ tự kéo má phanh vào tang trống hoặc đĩa phanh. Bài viết nói phanh đĩa không có khả năng cường hóa là thiếu chính xác.
Khả năng " Cường hóa " ở đây là có thể tăng phanh hay gì ạ
 

thanhtien293

Tài xế O-H
Tăng chu vi, diện tích trống phanh; tăng chiều dài, diện tích của guốc phanh; tăng áp suất hoặc áp lực phanh; nếu là phanh thủy lực thì có thể tăng số lượng xylanh phanh bánh xe
Chưa chắc đúng nhé bác. Tăng mấy cái này mà dẫn đến khóa cứng phanh thì lại giảm hiệu quả phanh nhé. Người ta phải tính toán sao cho tối ưu với lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường thì hiệu quả phanh mới là tốt nhất.
 

wensheng

Tài xế O-H
Hiện nay ta thấy ngày càng dùng phanh đĩa nhiều, vậy tại sao ?
Nếu như các bác bảo hiệu quả không cao vì không có khả năng tự cường hóa nhưng thực tế chúng ta thấy hiệu quả phanh đĩa vẫn cao hơn do lực ép từ hai bề mặt ma sát đĩa
 

wensheng

Tài xế O-H
Xin bổ xung thêm một số đánh giá so sánh ngắn gọn mà mình đã đọc
Brake drum vs disk brake 01.png
Brake drum vs disk brake 02.png
Brake drum vs disk brake 03.png
Brake drum vs disk brake 04.png
Brake drum vs disk brake 05.png
Brake drum vs disk brake 06.png
Brake drum vs disk brake 07.png
Brake drum vs disk brake 08.png
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Chưa chắc đúng nhé bác. Tăng mấy cái này mà dẫn đến khóa cứng phanh thì lại giảm hiệu quả phanh nhé. Người ta phải tính toán sao cho tối ưu với lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường thì hiệu quả phanh mới là tốt nhất.
Hiệu quả phanh theo như ý tôi nói là lực phanh. Có thể tôi nói về hiệu quả phanh chưa chuẩn, vậy nếu tôi thay đổi hiệu quả phanh bằng lực phanh, thì tôi tăng mấy cái đó lên chắc không sai, bác nhỉ
 

nghiphan

Tài xế O-H
thớt nói về cái hiệu quả giữa 2 loại phanh thấy chưa rõ ràng. Phanh đĩa lực phanh nhỏ hơn nhưng tác dụng nhanh hơn. Phanh đĩa tự điều chỉnh khoảng hở má đĩa được khi món đĩa, ra tiệm ông nào kêu thay đĩa đi mòn r thì xem xét lại
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên