tài liệu bơm cao áp VE

quang duy nang
Bình luận: 2Lượt xem: 11,500

quang duy nang

Tài xế O-H
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE
I. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu VE





1.Thùng chứa 1.Thùng chứa 3. Lọc
4. Bơm cao áp VE 5.Ống dẫn đến kim 6. Kim phun
7. Ống dẫn dầu về 8. Bugi xông
Hình 8-1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm VE
Bơm phun nhiên liệu kiểu phân phối VE sử dụng một piston bơm duy nhất để ép nhiên liệu và phân phối dầu cho các kim phun của động cơ theo thứ tự thì nổ. Bơm nhiên liệu kiểu VE được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của các động cơ cở nhỏ có tốc độ cao. Bơm VE được chế tạo nhỏ gọn hơn các loại bơm thẳng hàng.





II. Cấu tạo
1. Cần ga 4. Bơm cánh gạt 7. Piston bơm
2. Ống trượt 5. Bánh răng chủ động 8. Van cao áp
3. Bộ điều tốc 6. Đĩa cam 9. Cần khởi động
10. Lò xo điều tốc
Hình 8-2. Hình cắt bơm VE










1. Bơm cánh gạt 9. Van cao áp 17. Ống trượt
2. Bánh răng chủ động 10. Kim phun 18. Lò xo điều
3. Bộ đệm 11. Lò xo khởi động 19.Cần ga
4. Đĩa cam 12. Cần khởi động 20. Bánh răng bị động
5. Piston bộ phun sớm 13. Cần đàn hồi 21. Van điều áp
6. Lò xo hồi vị piston 14.Vít chỉnh tốc độ 22. Van an toàn
7. Vành tràn 15. Cần chỉnh tốc độ 23. Bơm chuyển vận
8. Piston bơm 16. Cần tắt máy 24. Bình nhiên liệu
Hình 8-3. Cấu tạo chi tiết bơm VE
1. Bơm tiếp vận :
1. Các cánh gạt
2. Nhiên liệu áp lực thấp
3. Nhiên liệu đến khoang bơm





Hình 8-4. Bơm cánh gạt
- Bơm tiếp vận được lắp với trục truyền chính, rotor của nó được lắp đồng tâm với trục và được truyền động bằng then. Mặt khác rotor chạy bên trong vòng lệch tâm cố định trên vỏ bơm, bốn cánh gạt của rotor được đẩy ra ngoài bởi lực li tâm và áp lực nhiên liệu ở phía dưới các cánh gạt và rotor. Nhiên liệu di chuyển xuyên qua lỗ nhỏ ở khoang bơm cao áp vào khoảng không gian hình quả thận được tạo ra bởi rotor, cánh gạt và vòng lệch tâm. Sự chuyển động xoay tròn làm nhiên liệu giữa các cánh gạt kế tiếp nhau được đẩy lên trên không gian hình quả thận và xuyên qua một lỗ nhỏ vào khoang bơm. Đồng thời một phần nhiên liệu chảy xuyên qua một lỗ thứ hai tới van điều áp.
2. Đĩa cam và dạng cam :
- Bên cạnh việc truyền động piston bơm phân phối, đĩa cam còn ảnh hưởng đến áp lực và thời gian phun nhiên liệu. Sự quyết định các chỉ tiêu này là hành trình cam và vận tốc nâng lên của cam, các yếu tố này phải được thích nghi với một dạng cam đặc biệt. Đoạn cam đặc biệt này thường nằm ở cuối cam.
- Bởi vì bề mặt của đĩa cam được thiết kế cho từng loại động cơ cụ thể nên ta không thể lắp lẩn bơm cao áp của một động cơ này vào một động cơ khác.
1. Trục dẫn động
2. Khớp nối
3. Bộ đệm
4. Con lăn
5. Đĩa cam






Hình 8-5. Vị trí đĩa cam và dạng cam
3. Van điều áp
- Van điều áp được lắp gần với bơm tiếp vận, nó là một van trượt chịu lực ép của lò xo. Áp lực nhiên liệu trong bơm có thể thay đổi theo sự điều chỉnh của van điều áp. Nếu áp lực nhiên liệu vượt quá giá trị cho trước thì van piston mở mạch trở về và cho phép nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm.
1. Bệ lò xo
2. Lò xo
3. Van trượt
4. Đệm kín
5. Dầu trở về
6. Dầu cao áp đến
Hình 8-6. Van điều áp
- Nếu áp lực nhiên liệu quá thấp thì mạch trở về vẫn đóng không cho nhiên liệu trở về mạch nạp của bơm, việc mở của van điều áp được xác định bằng cách điều chỉnh tải trọng ban đầu của lò xo.
- Giới hạn dầu tràn bằng một van được lắp trên bộ điều tốc của bơm phân phối VE và thông với khoang bơm. Nó cho phép một lượng nhiên liệu thay đổi có thể trở về thùng chứa thông qua những lỗ nhỏ (0.6) mm, việc giới hạn tràn giúp duy trì áp lực nhiên liệu ở khoang bơm. Bởi vì áp lực nhiên liệu ở trong thân bơm đòi hỏi phải chính xác, nên van điều áp và van dầu tràn được thiết kế khá chính xác.
1. Nhiên liệu về thùng chứa
2. Các lỗ nhỏ
3. Mạch dầu cao áp




Hình 8-7. Van dầu tràn 4.Van cao áp :
- Van cao áp có nhiệm vụ ngắt nhiên liệu giữa bơm và đường ống, nó xác định chính xác thời điểm kim phun ngưng phun. Đồng thời nó còn làm cho áp lực ổn định ở các mạch phun và kim không bị nhiễu sau phun
- Van cao áp là một dạng piston được điều khiển bằng áp lực dầu. Van áp lực được mở bởi áp lực nhiên liệu và được đóng bởi lò xo hồi vị. Giữa các hành trình phân phối van áp lực được đóng, lúc này đường ống và lổ thoát ở đầu phân phối bị tách biệt. Trong khoảng thời gian phân phối, van được nâng lên khỏi vị trí ban đầu của nó bằng áp lực cao. Nhiên liệu chạy qua rãnh dọc, tới rãnh tròn, đi qua thân van cao áp tới đường ống rồi tới kim phun để phun vào buồng đốt.





Hình 8-8. Van cao áp
a. Đóng b. Mở 1. Mặt hình nón
1. Ống nối 2. Vành giảm áp
2. Lò xo 3,4. Rãnh dầu
3. Van cao áp 5. Phần dẫn hướng
4. Mặt hình nón
5. Bệ van
- Khi quá trình phân phối kết thúc ( lỗ cúp dầu của piston mở ) áp lực cao ở đầu piston giảm xuống, làm cho lực ép của dầu lên van nhỏ hơn lực ép của lò xo và van điều áp bị đóng lại bởi lò xo hồi vị.
5. Van cao áp với sự tiết lưu :
- Ở cuối quá trình phun nhiên liệu, áp lực dầu trong buồng cao áp được giữ lại dưới dạng dao động sóng áp lực. Các sóng này phản xạ lên van cao áp và dẫn đến lần mở kế tiếp của kim phun hoặc tạo áp thấp trong đường ống phun nhiên liệu. Kết quả là sau quá trình phun kim phun sẽ bị nhiễu, làm cho khí thải độc hại tăng, đường ống cao áp và kim phun bị mòn.
- Để ngăn chặn sự phản xạ này người ta đã thiết kế các lổ tiết lưu trên van cao áp mà nó chỉ có tác dụng khi van cao áp chuyển động lui về. Mạch hạn chế này bao gồm vành giảm áp và lò xo áp lực, trong khoảng thời gian phân phối nó không có tác dụng, nhưng khi nhiên liệu trở về nó ngăn chặn sự luân chuyển của luồng nhiên liệu và tạo ra sự giảm chấn
6. Giải thích kí hiệu trên bơm VE
NP – VE / . . F …. A R NP….
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
( 1 ) Do hãng Diesel kiki chế tạo ( 5 ) E : Bộ điều tốc điều khiển điện tử
( 2 ) Bơm cao áp loại VE F : Bộ điều tốc cơ khí
( 3 ) Số xilanh ( 6 ) Tốc độ điều tốc cực đại toàn tải
( 4 ) Đường kính piston bơm
( mm) ( 8 ) Chiều quay
( nhìn từ phía trục chủ động )
( 8 ) Chiều quay ( nhìn từ phía trục chủ động )
R : Thuận chiều kim đồng hồ
L : Ngược chiều kim đồng hồ
( 9 ) Số loạt sản suất
III. Nguyên lý làm việc :
1. Sự phân phối nhiên liệu áp lực thấp :
- Hệ thống nhiên liệu VE của hãng Bosch có một bơm tiếp vận kiểu cánh gạt, bơm này hút nhiên liệu từ thùng chứa và đưa tới khoang bơm cao áp.
- Một phần nhiên liệu chảy qua van điều áp trở về mạch nạp của bơm tiếp vận. Để làm mát và tự thoát bọt khí của bơm phân phối, một ít nhiên liệu cũng chảy qua van dầu tràn trên vỏ bộ điều tốc và trở về thùng chứa.
2. Sự phân phối nhiên liệu cao áp :
a. Dẫn động piston phân phối :
- Chuyển động quay của trục truyền chính được truyền tới piston phân phối bằng một cái ngàm ở trên trục truyền chính và đĩa cam ăn khớp với cái chạc.
- Bên trong bơm có các vòng lăn và một đĩa cam, bề mặt của đĩa cam luôn luôn ép sát con lăn. Do đó chuyển động quay thuần túy của trục truyền chính được chuyển thành chuyển động tịnh tiến và chuyển động xoay của đĩa cam. Piston được đặt khớp vào đĩa cam nhờ đuôi hình trụ, vị trí của nó và đĩa cam được cố định bằng một cái gờ.






Hình 8-9. Cơ cấu dẫn động piston phân phối
- Piston được đẩy lên điểm chết trên nhờ cam, hai lò xo hoàn lực sắp xếp đối xứng đẩy piston xuống điểm chết dưới khi cam không đội piston. Các lò xo này ngăn không cho đĩa cam bị tách ra khỏi các con lăn khi bơm hoạt động ở tốc độ cao. Để piston không rời khỏi vị trí trung tâm của nó, thì các lò xo hoàn lực phải được lắp đặt một cách chính xác.
b. Định lượng nhiên liệu :
- Áp lực cần thiết cho quá trình phun vào xilanh động cơ được phát ra bởi piston bơm. Chuyển động định kì của piston được trình bày ở hình 96, minh họa sự định lượng nhiên liệu tới một xi lanh động cơ. Với động cơ 4 xy lanh, khi piston bơm di chuyển lên xuống một lần thì đồng thời nó cũng quay ¼ vòng. Nếu động cơ 6 xy lanh thì piston quay 1/6 vòng.
Hình 8-10. Piston phân phối






Thời kỳ nạp: Khi piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, chuyển động vừa quay vừa tịnh tiến của nó làm mở lổ dầu vào ở đầu phân phối nhờ rãnh nạp ở piston. Lúc này nhiên liệu với áp lực ở khoang bơm sẽ đi vào trong xi-lanh bơm. Lúc này piston ở điểm chết dưới, nhiên liệu đi vào lổ nạp (2) và rãnh nạp piston (3), rồi vào trong buồng cao áp (4).

1. Piston phân phối
2. Lỗ nạp
3. Rãnh nạp
4,5. Buồng cao áp
6. Rãnh phân phối
7. Lỗ phân phối
Hình 8-11. Thời kỳ nạp và phun
Thời điểm khởi phun và phun nhiên liệu :
- Khi piston di chuyển từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này lỗ nạp (2) bị đóng lại bởi piston (1). Piston tiếp tục di chuyển lên điểm chết trên tạo ra áp lực cao trên đầu piston và do chuyển động quay của piston nên rãnh phân phối trên thân piston trùng với lỗ phân phối ở đầu bộ phân phối. Nhiên liệu ở buồng cao áp được nén lại với áp suất cao và theo lỗ phân phối làm mở van cao áp . Nhiên liệu bị đẩy tới đường ống cao áp tới kim phun và phun vào buồng đốt.
Thời điểm kết thúc phun :
- Quá trình phun kết thúc ngay khi lỗ khoan ngang của piston lên đến mép của van định lượng. Sau thời điểm này không có nhiên liệu được phân phối tới kim phun và van cao áp cũng đóng lại.
8. Van định lượng
9. Lỗ cúp dầu
TDC. Điểm chết trên
BDC. Điểm chết dưới
Hình 8-12. Thời kỳ dứt phun và nạp
- Nhiên liệu trên đỉnh piston trở về khoang bơm qua lỗ khoan ngang, chấm dứt quá trình phun nhiên liệu. Piston tiếp tục đi lên điểm chết trên khoảng chạy này gọi là khoảng chạy dư.
- Khi piston trở về điểm chết dưới, lỗ khoan ngang của nó bị đóng lại đồng thời lỗ nạp mở, nhiên liệu ở khoang bơm vào buồng cao áp và chu kỳ lặp lại cho xy lanh kế tiếp.
IV. BỘ ĐIỀU TỐC
1. Những điều kiện làm việc cần lắp bộ điều tốc :
- Động cơ đốt trong thường xuyên phải thay đổi chế độ làm việc một cách đột ngột. Nghĩa là các chế độ làm việc ổn định của động cơ luôn bị phá vỡ.
- Khi thay đổi phụ tải thì chế độ tốc độ của động cơ cũng thay đổi. Khối lượng bánh đà có thể bù trừ một phần nào mức độ chênh lệch giữa công suất của động cơ và công suất cần thiết của máy công tác nhưng chỉ có tính chất tạm thời, hơn nữa nếu kích thước của bánh đà càng nhỏ thì tác dụng bù trừ ấy không đáng kể.
- Muốn giữ cho số vòng quay của động cơ nằm trong một giới hạn cần thiết phải luôn luôn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ để loại trừ tình trạng mất cân bằng giữa động cơ và máy công tác. Nhưng trên thực tế trong điều kiện phụ tải luôn thay đổi đột ngột không thể dùng tay để thay đổi lượng nhiên liệu, vì vậy các loại động cơ đốt trong cần có một cơ cấu đặc biệt, cơ cấu này được gọi là bộ điều chỉnh tốc độ hay gọi tắt là bộ điều tốc. Bộ điều tốc dùng để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình một cách tự động, đảm bảo công suất của động cơ luôn cân bằng với công suất của máy công tác. Qua đó nó giữ cho số vòng quay của động cơ không thay đổi.
- Động cơ diesel thường rất nhạy cảm với chế độ tốc độ. Nếu tốc độ động cơ vượt quá số vòng quay thiết kế thì lúc này thời gian cháy bị rút ngắn, mặt khác chất lượng cháy của quá trình cháy cũng giảm, nhiên liệu cháy không hết và quá trình cháy phải kéo dài trên đường giản nở làm cho động cơ rất nóng (đặt biệt là cơ cấu thải và nhóm piston) tốn nhiều nhiên liệu, có nhiều muội than trong khí thải làm động cơ chóng hỏng.
- Trong động cơ xăng nếu tốc độ vượt quá số vòng quay thiết kế thì chỉ gây ảnh hưởng rất ít tới các quá trình công tác, vì chất lượng của quá trình hình thành khí hỗn hợp trong động cơ xăng ít phụ thuộc nhiều vào chế độ tốc độ và khi thay đổi số vòng quay thành phần của khí hỗn hợp hầu như không thay đổi. Như vậy trường hợp có đủ hệ số an tồn về sức bền cơ giới động cơ xăng có thể chạy vượt số vòng quay thiết kế chừng (30 – 50) % trong một khoảng thời gian ngắn mà không gây hậu quả tai hại gì cho động cơ.
- Khi lắp bộ điều tốc, động cơ sẽ làm việc ổn định hơn.
- Chính vì vậy, tất cả các loại động cơ diesel trong mọi điều kiện sử dụng đều lắp bộ điều tốc, nhằm hạn chế số vòng quay cực đại của động cơ, nhưng yêu cầu ấy lại không bắt buộc đối với tất cả các động cơ xăng.
2. Chức năng bộ điều tốc
a.Giới thiệu chung:
Bộ điều tốc của bơm cao áp phải bảo đảm cho động cơ có thể thay đổi tốc độ một cách kịp thời theo sự điều khiển của người điều khiển. Khi bàn đạp ga di chuyển thì động cơ phải hưởng ứng bằng cách tăng tốc hoặc giảm tốc mà không bị khựng. Nếu bàn đạp ga được giữ ổn định thì tốc độ động cơ sẽ không tăng hay giảm theo tải trong một phạm vi nào đó và tốc độ động cơ không được vuợt quá số vòng quay giới hạn.
b. Các chức năng của bộ điều tốc:
-Bảo đảm cho tốc độ động cơ không giảm thấp hơn so với tốc độ cầm chừng đã được điều chỉnh.
-Tự động giữ ổn định tốc độ động cơ khi tải bên ngoài thay đổi trong một phạm vi nào đó.
-Giữ cho tốc độ động cơ không vượt quá số vòng quay giới hạn.
-Tăng hoặc giảm lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình khởi động.
-Thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp theo tốc độ động cơ.
3. Bộ điều tốc nhiều chế độ :
a. Sơ đồ cấu tạo:
- Bộ điều tốc nhiều chế độ điều khiển tất cả các chế độ động cơ từ lúc khởi động và cho tới giá trị tốc độ cực đại. Ngoài ra cũng có loại bộ điều tốc điều khiển tốc độ động cơ ở tốc độ cầm chừng và cực đại (bộ điều tốc 2 chế độ). Loại bộ điều tốc hai chế độ thường được sử dụng trên các máy tĩnh tại như : máy phát điện, còn trên xe thì thường sử dụng bộ điều tốc nhiều chế độ.
- Hình 8-13 trình bày sự sắp xếp và các chức năng, các thành phần của bộ điều tốc nhiều chế độ. Toàn bộ bộ điều tốc được truyền động bởi trục truyền chính, bộ điều tốc bao gồm các quả văng, vỏ, các lò xo và các cần nối, các cần nối này được nối với vỏ sao cho nó có thể xoay xung quanh trục bộ điều tốc. Chuyển động bung của các quả văng được chuyển thành chuyển động dọc trục của ống trượt. Lực tác động lên ống trượt này làm vị trí của ống trượt thay đổi, sự thay đổi này ảnh hưởng đến các cơ cấu khác của bộ điều tốc.






1.Vành tràn 2.Piston 3.Lò xo khởi động
4. Cần khởi động 5. Cần đàn hồi 6. Vít chỉnh tốc độ
9. Cần tắt máy 7. Cần chỉnh tốc độ 8. Lò xo cầm chừng
10.Ống trượt 11. Lò xo điều tốc 12. Cần điều khiển
13.Giá đỡ các quả văng 14. Quả văng
Hình 8-13. Các thành phần của bộ điều tốc nhiều chế độ
- Mặt khác cơ cấu của bộ điều tốc bao gồm cần điều khiển, cần lắc và cần khởi động. Cần điều khiển tựa vào vỏ bơm và có thể điều chỉnh bằng vít điều chỉnh nhiên liệu, cần khởi động và cần lắc cũng chuyển động tương đối với cần điều khiển.
- Trên cần khởi động có một chốt tròn ngàm vào van định lượng, lò xo khởi động tựa vào đầu trên của cần, ở đầu trên của cần lắc là một chốt hãm mà nó được bắt chặt với lò xo cầm chừng. Lò xo điều tốc cũng được nối với đầu dưới của chốt hãm, cần và trục cần điều khiển nối với phần điều khiển tốc độ động cơ.
- Sự tác động qua lại của lực lò xo và lực ống trượt tạo ra bởi các quả văng làm cho cần số (5) chuyển động kéo theo sự chuyển động của van định lượng. Do đó xác định được lượng nhiên liệu cung cấp.
b. Hoạt động:
Khởi động :
- Khi động cơ không hoạt động các quả văng và ống trượt đều ở vị trí ban đầu của chúng. Cần khởi động được di chuyển tới vị trí khởi động bởi lò xo khởi động và xoay quanh chốt M2, đồng thời van định lượng của piston phân phối được giữ ở vị trí khởi động, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp là tối đa (hành trình có ích của piston là lớn nhất).







Hình 8-14. Bộ điều tốc nhiều chế độ
1,2. Quả văng 6. Lò xo khởi động 10. Vít cầm
3. Ống trượt 7. Van định lượng 11. Cần ga
4. Cần đàn hồi 8. Lỗ cúp dầu 12. Lò xo điều tốc
5. Cần khởi động 9. Piston 13. Chốt giữ
14. Lò xo cầm chừng a. Độ nén lò xo khởi động c. Độ nén của lò xo cầm chừng
h1. Khoảng cung cấp nhiên liệu tối đa lúc khỏi động M2. Chốt của cần 4 và 5
h2. Khoảng cung cấp nhiên liệu tối thiểu lúc cầm chừng
- Ngay sau khi khởi động các quả văng bung ra làm ống trượt di chuyển sang phải, cần khởi động ép lò xo khởi động, lò xo khởi động lại tì lên cần lắc (khoảng a trên hình vẽ). Cần khởi động một lần nữa xoay quanh chốt M2, làm giảm lượng nhiên liệu phân phối một cách tự động tới mức độ cầm chừng.
Điều khiển tốc độ cầm chừng :
- Khi động cơ hoạt động, bàn đạp ga được nhả ra, cần điều khiển tốc độ động cơ trở về vị trí cầm chừng và tựa vào con ốc điều chỉnh tốc độ cầm chừng. Tốc độ cầm chừng được điều chỉnh sao cho động cơ chạy ở tốc độ không tải không bị tắt máy.
- Tốc độ cầm chừng của động cơ được giữ ổn định nhờ một lò xo cầm chừng. Khi tốc độ cầm chừng tăng lên, lò xo cầm chừng bị ép lại, van định lượng di chuyển sang trái làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp và ngược lại khi tốc độ cầm chừng giảm, khoảng cách “c” sẽ lớn lên, van định lượng di chuyển sang phải làm tăng nhiên liệu cung cấp. Khi tốc độ động cơ được tăng lên vượt qua mức cầm chừng, lò xo cầm chừng bị nén lại một khoảng là “c” và lúc này lò xo cầm chừng sẽ hết tác dụng.
Vận hành khi có tải:
- Người lái xe điều khiển cần điều khiển tốc độ động cơ theo ý muốn của mình, bằng cách tăng hay giảm cần ga. Nếu tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ cầm chừng thì lò xo khởi động và lò xo cầm chừng bị nén lại, lúc đó chúng không còn tác dụng trong hoạt động của bộ điều tốc, chỉ có lò xo điều tốc hoạt động.
- Khi người tài xế tăng ga, cần điều khiển tốc độ động cơ được di chuyển tới vị trí tương ứng với tốc độ mong muốn. Lò xo điều tốc giãn ra một khoảng nào đó và kết quả là lực lò xo lớn hơn lực ly tâm của các quả văng.
- Với sức căng của lò xo điều tốc làm cho cần khởi động và cần lắc bị kéo, hay các cần này xoay quanh chốt M2 và làm di chuyển van định lượng tới vị trí tăng lượngnhiên liệu phân phối. Kết quả là tốc độ động cơ tăng lên, các quả văng bung ra và đẩy ống trượt sang phải chống lại sức căng của lò xo điều tốc. Van định lượng sẽ giữ nguyên vị trí khi nào có sự cân bằng giữa lực tạo ra bởi lò xo và lực tạo ra bởi các quả văng.







Hình 8-14.
Bộ điều tốc làm việc khi có tải
- Khi tốc độ động cơ tăng lên cao, các quả văng sẽ bung lớn hơn và đẩy ống trượt di chuyển qua phải nhiều hơn, lúc này lực đẩy ống trượt lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc. Bây giờ cần khởi động và cần lắc xoay quanh chốt M2 làm di chuyển van định lượng sao cho lổ cúp dầu mở sớm hơn, lượng nhiên liệu giảm xuống tối thiểu làm cho tốc độ động cơ giảm theo. Do đó đối với mỗi vị trí của cần điều khiển thì động cơ có một tốc độ tương ứng.
- Khi tải tăng cần ga đứng yên: Sức căng của lò xo điều tốc giảm xuống làm cho cần khởi động và cần lắc trả về vị trí tương ứng. Tốc độ động cơ giảm xuống, các quả văng khép lại và ống trượt dịch sang trái, lổ cúp dầu mở sớm hơn làm giảm tốc độ động cơ xuống, trong trường hợp này người lái xe phải trả số về
- Khi tải giảm cần ga đứng yên: Tốc độ động cơ tăng lên như trường hợp xe xuống dốc, các quả văng bung ra đẩy ống trượt sang phải làm cho van định lượng dịch sang trái, lúc này lượng nhiên liệu cung cấp giảm xuống.
- Khi tốc độ động cơ vượt mức giới hạn: Lực ly tâm của các quả văng lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc, lực đẩy ống trượt lớn hơn lực căng của lò xo điều tốc, van định lượng bị đẩy sang trái làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp để ngăn không cho động cơ chạy vượt tốc.
4. Bộ phun dầu sớm tự động :
Để bù trừ cho sự phun và cháy trể, cơ cấu phun dầu sớm tự động có thể làm tăng thời điểm phun của bơm phân phối tương ứng với vị trí cốt máy khi tốc độ động cơ gia tăng. Khi vận tốc trục khuỷu động cơ diesel càng cao, góc độ phun dầu sớm càng phải tăng thêm để nhiên liệu cháy hết, bảo đảm công suất động cơ đạt tối đa. Góc độ phun dầu sớm phải tỉ lệ với vận tốc trục khuỷu và do cơ cấu phun dầu sớm tự động điều khiển.
a. Sơ đồ cấu tạo :
Cơ cấu phun dầu sớm bằng thủy lực được lắp ở phía dưới của bơm phân phối và thẳng góc với trục dọc của bơm, piston phun sớm di chuyển trong thân bơm. Hai bên của vỏ bơm được đậy lại bởi các nắp đậy. Trên một mặt của piston là một lỗ nhiên liệu vào, mặt còn lại lắp lò xo. Một chốt trượt và một chốt dẫn động nối piston với vòng lăn.
1. Vòng lăn
2. Con lăn
3. Khối trượt
4 .Chốt
5. Piston phun sớm
6 .Đĩa cam
7 .Piston phân phối

Hình 8-20: Cấu tạo bộ phun dầu sớm tự động
b.Hoạt động :
(a). Piston phun sớm được giữ ở vị trí ban đầu của nó bởi tải trọng ban đầu của lò xo. Trong thời gian hoạt động, áp lực nhiên liệu ở khoang bơm được điều chỉnh tương ứng với tốc độ động cơ bởi van điều áp và van dầu tràn. Do đó, mặt piston (7) đối diện với lò xo (9) sẽ chịu một áp lực, áp lực này tăng cùng với sự tăng tốc của động cơ.








Hình 8-21. Hoạt động của cơ cấu phun sớm
a. Vị trí khi động cơ ngừng họat động b. Vị trí khi động cơ họat động
1. Vỏ bơm 2. Vòng lăn 3. Các con lăn
4. Chốt 5. Lổ trên piston phun sớm 6. Nắp đậy
7. Piston phun sớm 8. Chốt trượt 9. Lò xo
(b). Khi tốc độ động cơ lên đến xấp xỉ 300 rpm (vòng/phút), áp lực nhiên liệu cũng đạt đến giá trị đủ để thắng tải trọng ban đầu của lò xo và di chuyển piston phun sớm về phía trái.
Chuyển động dọc trục của piston được truyền qua chốt trượt và chốt dẫn động tới vòng lăn làm cho vòng lăn quay. Do đó, các con lăn và vòng lăn được xoay một góc độ cụ thể tương ứng với đĩa cam và piston phân phối. Sự chuyển động này làm cho chuyển động quay của đĩa cam được nâng sớm hơn một thời điểm nào đó.
Khi tốc độ động cơ tăng lên, áp suất dầu sẽ tăng làm cho lực dầu tác dụng lên piston (7) tăng lên. Lực này sẽ lớn hơn lực nén của lò xo ở mặt đối diện. Do đó, piston bộ phun dầu sớm sẽ di chuyển về phía trái làm cho vòng lăn dịch chuyển ngược chiều quay của piston bơm cao áp và làm cho piston bị đội lên sớm hơn. Do đó nhiên liệu sẽ phun sớm hơn.
Ngược lại khi tốc độ động cơ giảm, áp suất dầu ở trong khoang bơm giảm. Áp suất dầu ở phía đầu (7) của piston bộ phun sớm cũng giảm. Lực nén của lò xo sẽ lớn hơn lực nén của dầu nên piston bộ phun sớm sẽ di chuyển về phía phải làm cho vòng lăn dịch chuyển cùng chiều quay của piston bơm. Kết qủa là piston sẽ bị đội lên trễ hơn nên dầu sẽ được phun trễ hơn.
6. Cơ cấu tắt máy bằng điện:
a. Cấu tạo
Là loại van điện từ, bao gồm : cuộn dây, lõi thép, lò xo hồi vị
1. Lỗ dầu vào
2.Piston
3. Đầu dầu
4. Buồng áp lực cao
5. Selenoid

Hình 8-22. Van cắt nhiên liệu bằng điện
b. Nguyên lý hoạt động
- Khi ta mở công tắt máy, dòng điện đi qua cuộn dây, tạo ra lực từ, thắng được lực căng của lò xo, hút van lên, mở cửa hút cho nhiên liệu vào đàu phân phối. Khi ta tắt máy, không có dòng điện chạy qua cuộn dây, lò xo đẩy van đóng cửa hút, đóng đường dầu nạp vào buồng nén cao áp của bơm cao áp. Không có nhiên liệu vào bơm cao áp, không có nhiên liệu lên kim phun, động cơ ngừng hoạt động
CHƯƠNG IX : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP VE
A. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG BƠM VE TRÊN ĐỘNG CƠ
I. Mục đích:
Sau khi thực hiện xong bài thực tập này người học có thể xác định được tình trạng của bơm cao áp trên động cơ.
II. Chuẩn bị:
- Động cơ Diesel có sử dụng bơm cao áp VE
- Nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát.
- Dụng cụ thích hợp.
III. Phương pháp thực hiện: có 2 trường hợp
1. trường hợp động cơ không nổ : kiểm tra theo thứ tự như sau
- Kiểm tra van cao áp
- Kiểm tra bơm
- Kiểm tra kim
- Kiểm tra máy
2. Động cơ nổ : kiểm tra theo thứ tự như sau
- Nổ máy chỉnh cầm chừng
- Giết máy để nhận biết máy có vấn đề → kiểm tra van cao áp
- Kiểm tra kim
- Kiểm tra máy ( đổi kim )
B. PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP VE
I. Mục đích:
Sau khi thực hiện xong phiếu công tác này người học có thể biết cách tháo ráp, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp VE.
II. Chuẩn bị:
- Một bơm cao áp VE cần tháo, ráp kiểm tra.
- Giá đở bơm.
- Dụng cụ thích hợp chuyên dùng cho bơm VE.
- Giẻ lau, dầu nhớt.
III. Phương pháp thực hiện:
1. Tháo từ động cơ ra : lưu ý các dấu trên vỏ bơm và thân máy, dấu ở bánh răng đầu cốt bơm và dấu cố định, vị trí các ống dầu.
2. Qui trình tháo rời









Hình 10-1. Các chi tiết tháo rời của bơm cao áp VE
2.1 Gắn bơm lên dụng cụ SST ( giá đỡ )(hình 121)
2.2 Bơm có ACSD ( automatic cold
start device)( thiết bị khởi động lạnh tự động)
Tháo sáp nhiệt (hình 10-2)
1. Dùng tuốc nơ vít, xoay cần khởi động lạnh
ngược chiều kim đồng hồ khoảng 20 độ
2. Đặt một miếng kim loại(dày 8,5-10 mm) Hình 10-2
vào giữa cần khởi động lạnh và piston sáp nhiệt
3. tháo hai buloong, sáp nhiệt và giăng chữ O
2.3 Tháo van điện cắt nhiên liệu ( hình10-3)
1. Tháo giắc ra khỏi giá đở.
2. Tháo vỏ che bụi ra khỏi van điện cắt nhiên liệu.
3. Tháo đai ốc, dây điện và vỏ che bụi.
4. Tháo cuộn dây, joăng chử O, lò xo, van, lưới lọc Hình 10-3
và đệm vênh hình sóng.
2.4. Tháo vỏ bộ điều chỉnh :
1. Dùng đầu lục giác 5mm, tháo 4 bulông.(H10-4)
2. Bộ điều chỉnh mọi tốc độ : Tháo lò xo điều
khiển tốc độ ra khỏi đế lò xo, tháo đế lò xo, lò
xo giảm chấn, lò xo điều khiển tốc độ, và
bộ điều chỉnh, cụm trục điều chỉnh.(hình 10-5)
3. Bộ điều chỉnh tốc độ lớn nhất-nhỏ nhất
Tháo kẹp chữ E, đế lò xo, lò xo giảm chấn, vỏ Hình 10-4
bộ điều chỉnh và gioăng ( hình 10-6)





Hình 10-5 Hình 10-6
2.5. Tháo trục bộ điều chỉnh và giá đở quả văng :
1. Tháo đai ốc hãm trục bộ điều chỉnh bằng cách
xoay nó theo chiều kim đồng hồ.(Hình 10-7)
2. Dùng đầu lục giác 5mm, xoay trục bộ điều
chỉnh theo chiều kim đồng hồ và tháo những
chi tiết sau ( hình 10-8 )
(1) Cụm giá đỡ quả văng Hình 10-7
(2). Đệm quả văng số 1
(3) đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh.
Chú ý : Không được đánh rơi 2 đệm vào trong
buồng bơm.
3. Tháo các chi tiết sau ra khỏi giá đỡ quả văng:
(1) Bạc bộ điều chỉnh.
(2) Đệm quả văng số 2. Hình 10-8
(3) Bốn quả văng.




Hình 10-9 Hình 10-11
2.6. Tháo nút nắp phân phối :
Dùng SST tháo nút nắp phân phối ( hình 10-11 )
2.7 Tháo giá đỡ van phân phối ( hình 10-12 )
1. Dùng SST tháo 4 giá đỡ, các lò xo và đế lò xo
2. Tháo 4 van phân phối và đệm
Chú ý : không chạm tay vào bề mặt trượt của van Hình 10-12
3. Sắp xếp van, các lò xo, đế lò xo và giá đỡ theo
thứ tự ( hình 10-14)



Hình 10-13 Hình 10-14
2.8. Tháo nắp phân phối ( hình 10-13 )
1. Dùng đầu lục giác tháo 4 bulông.
2. Tháo nắp phân phối và các chi tiết sau đây:
(1) Hai lò xo đỡ cần.
(2) Hai lò xo dẫn hướng piston. Hình 10-15
(3) Hai đệm lò xo piston.
(4) Hai đế lò xo trên.
(5) Hai lò xo piston.
2.9. Tháo piston bơm:
Dùng SST tháo piston bơm và đệm điều chỉnh
piston cùng với các chi tiết sau: ( hình 10-15 ) Hình 10-16
(1) Vòng tràn. ( 3 ) Đĩa piston trên
(2) Đế lò xo dưới. ( 4 ) Đĩa piston dưới
Lưu ý : Không chạm tay vào các mặt trượt
của piston bơm.
2.10 Tháo thanh nối bộ điều chỉnh ( hình 10-16)
2.11. Tháo đĩa cam, lò xo và khớp ( hình 10-17 )





Hình 10-17 Hình 10-18
2.12. Tháo vòng các con lăn và trục dẫn động :
1. Tháo kẹp bộ điều khiển phun sớm và
chốt chặn. ( hình 137 )
2. Đẩy chốt trượt hướng vào trong.
3. Ấn trục chủ động và tháo vòng các con
lăn, bốn con lăn và bộ đệm.(hình 138)
LƯU Ý: * Không được đánh rơi các con lăn. Hình 10-19
* Không được thay đổi vị trí các con lăn.
4. Tháo trục chủ động, bánh răng dẫn động, bộ
điều chỉnh, hai bộ cao su nối, then bán
nguyệt và đệm trục chủ động.
5. Tháo bánh răng dẫn động và hai cao su nối ra
khỏi trục dẫn động. (hình 10-21 )
2.13. Tháo bộ điều khiển phun sớm:
- Tháo 4 bu lông và các chi tiết sau: ( hình 10-22 ) Hình 10-20
(1) Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít
điều chỉnh và cụm đai ốc.
(2) Lò xo.
(3) Joăng-O.
(4) Vỏ bên phải bộ điều khiển). Hình 10-23
(5) Joăng-O.
(6) Piston.
(7) Piston phụ.
2.14. Tháo bơm cấp nhiên liệu: ( hình 141 )
1. Tháo 2 vít.
2. Dùng 1 dây thép, tháo nắp bơm cấp liệu.
3. Tháo rôto bơm, 4 cánh gạt và vòng trong.
LƯU Ý:
* Không làm lẫn lộn vị trí các cánh gạt. Hình 10-24
* Không làm hư hại thân bơm.




Hình 10-25 Hình 10-26
2.15. Tháo van điều áp
Dùng SST tháo van và 2 gioăng chữ O (Hình 10-26)
3. Qui trình kiểm Tra :
3.1. Kiểm tra piston bơm,vòng tràn,nắp phân phối:
1. Nghiêng nhẹ nắp phân phối và kéo piston ra.
2. Khi thả tay, piston phải đi xuống êm ( hình 10-27)
3. Xoay piston và lặp lại phép thử ở nhiều vị trí Hình 10-27
thử khác nhau.Nếu piston bị kẹt ở bất cứ vị
trí nào thay cả cụm chi tiết.
4. Lắp chốt cầu nối bộ điều chỉnh vào vòng Hình 10-28
tràn và kiểm tra rằng nó di chuyển êm không
có độ rơ.
3.2. Kiểm tra vòng lăn và các con lăn :
- Dùng đồng hồ so, đo chiều cao con lăn.( hình 10-28)
- Sai số chiều cao con lăn: 0,02mm.
- Nếu sự chênh lệch này lớn hơn tiêu chuẩn, thay
bộ vòng lăn và các con lăn.
3.3. Đo chiều dài lò xo: ( hình 146)
- Dùng thước cặp đo chiều dài tự do của các lò xo.
- Chiều dài tự do:
- Lò xo van phân phối 24,4mm
- Lò xo piston 30,0mm
- Lò xo khớp 16,6mm
- Lò xo ống xếp có khí (với HAC) 30,0mm Hình 10-29
- Nếu chiều dài không như tiêu chuẩn, thay lò xo.





Hình 10-30 Hình 10-31
3.4. Kiểm tra van điện cắt nhiên liệu( hình 10-31)
- Nối thân van vào các cực ắc quy.
- Khi van được nối và ngắt khỏi ắc quy
phải nghe thấy tiếng kêu.
- Nếu van không hoạt động , thay mới.
4. Lắp Ráp :
4.1. Lắp van điều áp :
1. Lắp 2 van joăng O lên van điều áp. Hình 10-32
2. Dùng SST lắp van đung lực xiết( hình 10 -32))
4.2. Lắp bơm cấp liệu :
1. Lắp vòng trong, rôto và 4 cánh gạt.
2. Kiểm tra răng vòng trong và 4 cánh gạt quay
theo hướng đúng như hình 10-33
3. Kiểm tra rằng các cánh gạt chuyển động êm.
4. Gióng thẳng lỗ ra nhiên liệu của vỏ và của Hình 10-33
vòng trong.
5. Lắp vỏ bơm với hai vít.
6. Kiểm tra rằng rôto quay trơn.
4.3. Lắp trục dẫn động : Hình 10-34
1. Lắp bánh răng dẫn động lên trục dẫn động
như hình 10-34
2. Lắp hai cao su nối mới vào bánh răng dẫn động.
3.Đặt rãnh then của rôto bơm hướng lên phía trên.





Hình 10-35 Hình 10-36
4. Lắp then và đệm trục dẫn động rồi đưa cụm trục
dẫn động vào buồng bơm.( hình 10-37)
5. Kiểm tra rằng trục dẫn động quay trơn.
4.4. Lắp piston bộ điều khiển phun sớm (hình 10-38)
1. Bơm mở No.50 DENSO vào piston bộ điều
khiển phun sớm.
2.Lắp piston phun vào piston bộ điều khiển phun sớm. Hình 10-37
3. Lắp piston điều khiển phun sớm vào buồng bơm.
4.5. Lắp vòng lăn:
1. Lắp các chốt trượt, con lăn và đệm lên vòng lăn.
2.Kiểm tra rằng các con lăn hướng vào mặt phẳng đệm. Hình 10-38
3. Lắp vòng lăn vào buồng bơm.
4. Lắp chốt trượt một cách cẩn thận vào piston phụ
rồi lắp chốt chặt và kẹp.
4.6. Lắp lò xo bộ điều khiển phun sớm:
Lắp các chi tiết sau cùng với 4 bulông.(hình 10-38)
(1). Gioăng O mới.
(2). Vỏ bên phải bộ điều khiển phun sớm.
(3). Lò xo điều khiển phun sớm.
(4). Gioăng O mới.
(5). Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít Hình 10-38
điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm và bộ đai ốc.
4.7. Đặt tạm vít điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm
1. Dùng thước đo phần nhô lên của vít điều chỉnh so với vỏ bộ điều khiển ( hình 10-39) phần nhô 7,5-8mm
2. Dùng đầu lục giác 5mm điều chỉnh phần nhô
của vít điều chỉnh so với vỏ
4.8 Điều hỉnh lò xo piston bằng đệm
1. Lắp các chi tiết sau vào nắp phân phối ( hình 10-40) Hình 10-39
(1) hai dẫn hướng lò xo piston
(2) hai đế lò xo trên (5) đĩa piston trên
(3) hai lò xo piston (6) đĩa piston dưới
(4) đế lò xo dưới (7) piston bơm
Chú ý ; lúc này không lắp đệm lò xo piston hình 37
2. Dung thước kẹp đo khe hở (A) (hình 10-42)
3. xác định kích thước đệm lò xo piston chiều
Dày đệm mới = 5,8 – A Hình 10-41
4.9. Điều chỉnh piston bằng đệm điều chỉnh (hình 10-41)
1. Lắp khớp và đĩa cam(không lắp lò xo khớp)
2. Rữa sạch đệm điều chỉnh piston và bề mặt tiếp xúc
3. Khớp rãnh chốt piston bơm với chốt của đĩa cam
4. Lắp đệm điều chỉnh và piston bơm (Hình 10-45)
5. Lắp nắp phân phối bằng bốn buloong ( hình 10-46) Hình 10-42
6. Dùng thước kẹp đo khe hở B như hình
Khe hở B = 3,2 – 3,4 mm
1. Xác định kích thước đệm điều chỉnh piston :
Chiều dày đệm điều chỉnh mới = T + ( B – 3,3 )
trong đó : T : chiều dày đệm củ
B : vị trí piston đo được Hình 10-43



Hình 10-44 Hình 10-45





Hình 10-46 Hình 10-47
8. Tháo nắp phân phối
9. Dùng SST tháo các chi tiết sau ( hình 10-47 )
(1) Piston bơm (2) Đệm điều chỉnh piston
(3) Đĩa cam
4.10. Lắp đĩa cam :
1. Lắp trục chủ động sao cho rãnh then hướng
lên trên. ( hình 10-48) Hình 10-48
2. Lắp lò xo khớp và đĩa cam với chốt của
đĩa cam với bề mặt chốt của đĩa cam hướng
về phía vỏ bộ điều chỉnh.( hình 10-49)
4.11. Lắp cần nối bộ điều chỉnh :
1.Dùng SST nối cần bộ điều chỉnh với 2 gioăng
mới và hai bulông đỡ. ( hình 10-50)
2. Kiểm tra rằng cần nối di chuyển nhẹ nhàng.
4.12. Lắp piston bơm :
1. Đặt đệm điều chỉnh piston mới đã được Hình 10-49
chọn lên tâm đĩa cam.( hình 10-51 )
LƯU Ý: Không được bôi mở lên đệm.





Hình 10-50 Hình 10-51
2. Lắp các chi tiết sau lên piston bơm:
(1 ) Đĩa piston dưới.
(2) Đĩa piston trên.
(3 )Đế lò xo dưới.
(4) Vòng tràn.
Lưu ý : Lắp vòng tràn sao cho lỗ hướng về phía đế Hình 10-52
lò xo dưới.
3. Gióng rãnh chốt của piston thẳng với chốt
của đĩa cam.
4. Gióng chốt cầu của cần nối bộ điều chỉnh với
lỗ chốt của vòng tràn.( hình 10-53)
5. Lắp piston bơm và hai lò xo piston. Hình 10-53
4.13. Lắp nắp phân phối:
1. Bôi mở No.50 DENSO lên các chi tiết sau và
lắp chúng lên nắp phân phối
(1)Hai lò xo dẫn hướng piston.
(2)Hai đệm lò xo piston mới đã được chọn.
(3)Hai đế lò xo trên.
(4)Hai lò xo đỡ cần. Hình 10-54
(5) Gioăng O mới.
2. Lắp nắp phân phối.
3.Dùng đầu lục giác 5mm lắp 4 bulông.
4.14 Lắp giá đỡ van phân phối
Dùng SST lắp 4 giá đỡ van phân phối
4.15 Lắp nút phân phối Hình 10-55
1. Lắp gioăng o mới lên nút nắp phân phối
2. Dùng SST lắp nút phân phối
4.16 Lắp trục bộ điều chỉnh và giá đỡ quả văng
1. Lắp các chi tiết sau vào giá đở hình
(1) Bốn quả văng.
(2) Đệm quả văng số 2. (3) bạc Hình 10-56
2. Lắp gioăng O mới lên trục bộ điều chỉnh.
3. Đặt cụm giá đỡ quả văng (1) vào vị trí, lắp đệm
quả văng số 1 (2) và đệm điều chỉnh bánh
răng bộ điều chỉnh (3) giữa giá đỡ quả văng
và vỏ bơm. Hình 10-56
4. Lắp trục bộ điều chỉnh qua đệm điều chỉnh Hình 10-57
bánh răng bộ điều chỉnh, đệm quả văng số 1
và cụm giá đỡ quả văng.
4.17. Kiểm tra khe hở dọc giá đỡ quả văng.
Dùng thước lá đo khe hở dọc giữa chốt vỏ và
giá đỡ quả văng.
Khe hở dọc: 0.150.35 mm. nếu không đúng Hình 10-58
thì điều chỉnh bằng đệm hình
4.18. Điều chỉnh phần lồi của trục bộ điều chỉnh
1. Dùng thước kẹp đo phần lồi của trục bộ điều
chỉnh. Phần lồi: 0.52.0 mm. Nếu phần lồi
không như tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng cách
xoay trục bộ điều chỉnh. Hình
2. Lắp và xiết các đai ốc trong khi giữ trục bằng
một đầu lục giác 5mm. Hình 10-59





Hình 10-60 Hình 10-61
4.19 Lắp vỏ bộ điều chỉnh
4.20 Lắp van điên cắt nhiên liệu
4.21 Với ACSD lắp sáp nhiệt
4.22.Kiểm tra kín khít.
1. Lắp một bulông vào cửa dầu hồi.hình 10-61 Hình 10-61
2. Nối một ống khí vào ống vào của nhiên
liệu và đặt bơm cao áp vào thùng chứa
dầu diesel.
3. Tạo áp suất 0.5 kgf/cm2 và kiểm tra rằng
không có khí rò.
4. Sau đó kiểm tra rằng không có khí rò khi
áp suất tăng đến 5.0 kgf/cm2 ( hình 10-62 ) Hình 10-62
C. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM PHUN VÀ CÂN BƠM VE VÀO ĐỘNG CƠ
I. Mục Đích :
Sau khi học xong bài này người học có thể cân bơm cao áp VE vào động cơ và điều chỉnh thời điểm phun của bơm.
II. Chuẩn bị :
- Động cơ sử dụng bơm cao áp VE đã đựơc cân cam, hiệu chỉnh xúpáp xong.
- Bơm cao áp VE.
- Dụng cụ cần thiết.
- Dầu, nhớt, nước làm mát.
- Ghẻ lau.
III. Phương pháp thực hiện :
1. Cân bơm cao áp vào động cơ theo dấu nhà chế tạo
Bước 1: Xoay cốt máy cho dấu trên bánh răng cốt máy trùng với dấu trên thân động cơ. Lúc này piston số 1 ở tử điểm thượng .






Hình 10-63. Cân bơm cao áp VE vào động cơ
Bước 2: Xoay pully cốt cam sao cho dấu trên bánh răng cốt cam trùng với dấu trên thân động cơ của nhà chế tạo.
Bước 3: Xoay pully cốt bơm cao áp sao cho dấu trên bánh răng cốt bơm trùng với dấu trên thân động cơ của nhà chế tạo.
Bước 4: Gắn dây đai vào 3 pully của cốt máy , cốt cam , cốt bơm sao cho phía dây đai bên không có bánh căng đai luôn luôn thẳng.
Bước 5: Sau đó gắn lò xo bánh căng đai vào.





Hình 10-64. Gắn bánh căng đai
Bước 6 : Xoay dấu trên vỏ bơm trùng dấu trên thân máy
Bước 7 : Quay 2 vòng cốt máy kiểm tra lại các dấu trên 3 pully có trùng dấu nhà chế tạo không . Nếu đúng thì quá trình lắp bơm cao áp vào động cơ đã hồn thành . Nếu các dấu trên pully không trùng với dấu của nhà chế tạo thì ta tháo dây đai ra và làm lại từ bước 1.
2. Cân bơm VE vào động cơ theo thông số nhà chế tạo
Ví dụ : động cơ 4HF1-2 của ISUZU
(1) Quay máy về ngay dấu (dấu trục khuỷu
và trục cam trùng dấu cố định trên thân máy)
(2) Lắp bơm vào động cơ
(3) Tháo bulong nơi đầu phân phối và nối đồng Hình 10-65
hồ so ( hình 10-65 )
(4) Quay trục khuỷu về 45º trước ĐCT cuối thì
nén ( hình 183 )
(5) Chỉnh kim lớn đồng hồ so về “ 0 “
(6) Quay trục khuỷu xuôi,ngược một chút và chắc
chắn rằng kim đồng hồ vẫn còn ở vị trí “ 0 “ Hình 10-66
(7) Quay xuôi trục khuỷu cho tới 12º trước ĐCT
(nằm giữa 11º và 13º) và đọc giá trị trên
đồng hồ ( hình 10-67 )
(8) Giá trị tiêu chuẩn 0,5 mm
(9) Nếu không như tiêu chuẩn hãy xoay vỏ
bơm để cho đúng giá trị tiêu chuẩn Hình 10-67
3. Hiệu chỉnh thời điểm phun :
Muốn hiệu chỉnh bơm ta thực hiện như sau:
- Tắt động cơ.
- Nới các ốc giữ mặt bích.
- Muốn chỉnh sớm ta xoay vỏ bơm ngược chiều quay của cốt bơm. Muốn chỉnh trễ ta xoay vỏ bơm cùng chiều quay cốt bơm.





Hình 10-68. Hiệu chỉnh thời điểm phun
- Siết các vít giữ mặt bích lại.
- Khởi động động cơ.
- Để động cơ họat động ổn định rồi kiểm tra.Nếu chưa đạt thì thực hiện lại các bước hiệu chỉnh trên
 

Nguyễn Thanh Đàm

Giữ xe
Nhân viên
Chào bác !
Xin cảm ơn bác đã đăng tải nội dung chia sẻ lên OTO-HUI
Bác làm ơn đưa tài liệu nguyên bản lên và đính kem vào File nhé , trong 24 giờ tới bác không thực hiện buộc chúng tôi gỡ bỏ bài này vì bác cóp bết mà ko có trách nhiệm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên