Tìm hiểu về quạt điện

C
Bình luận: 5Lượt xem: 25,382

Ctrl+C

Tài xế O-H
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt điện.

1.1.1. Cấu tạo.

- Stato: Phần cố định cấu tạo bởi các lá sắt từ mỏng ghép lại với nhau tạo thành mạch từ có các rãnh thẳng. Trên Stato có cuộn chạy và cuộn đề đặc lệch nhau một góc điện 900, tức là cuộn dây của cuộn đề đặt giữa hai cuộn dây kế cận cuộn chạy và cuộn đề mắc nối tiếp với tụ điện.

- Roto: là phần quay

1.1.2. Nguyên lý hoạt động:

Khi cho dòng điện vào quạt thì từ trường tạo bởi hai cuộn chạy và cuộn đề hợp thành từ trường quay nhờ sự lệch pha gữa hai dòng điện trong hai cuộn. Từ trường quay này tác động lên roto làm phát sinh dòng điện ứng chạy trong roto.

Dòng điện ứng dưới tác dụng của từ trường quay tao ra moment quay làm quay roto theo chiều từ trường quay.

Tốc độ quay của quạt được xác định:

n 60. f p

Trong đó:

f: tần số dòng điện của nguồn điện. P: Số cặp cực từ.
Cách đấu dây quạt trần và quạt bàn :
Khi cho bạn cái quạt trần hoặc quạt bàn có 4 đầu dây ra thì bạn đấu như thế nào
. Về phần nguyên lý và cấu tạo của quạt trần và quạt bàn ta thấy:
- Có hai cuộn dây : Cuộn đề (Cuộn khởi động) + Cuộn làm việc
- 1 tụ điện : Hai thông số bạn cần chú ý là điện áp và điện dung
- Bộ điều chỉnh tôc độ
+> Đối với quạt trần thì thay đổi tốc bằng cuộn cảm kháng
+> Đối với quạt bàn thì thay đổi tốc đọ bằng cách thay đổi số vòng dây
Dưới đây là sơ đồ đấu dây quạt trần và quạt bàn

Và sau đây là sơ đồ mạch điện của quạt trần và quạt bàn



Bây giờ chúng ta xét đến việc đấu dây của cuộn đề cuộn khởi động và tụ...
Để biết được cuộn đề hay cuộn khởi động thì ta dùng đồng hồ vạn năng .
- Đầu tiên ta xác định thông mạch của 2 cuộn
- Đo nội trở 2 cuộn . Cuộn nào có nội trở lớn là cuộn khởi động cuông có nội trở nhỏ là cuộn làm việc
sau đó ta đấu tụ vào như trong mạch và đấu hộp số hoặc cuôn cảm kháng..
Cảm thấy bài này có ich thì thank cái!!!!!!!!!!!!!!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên