Quy trình tháo rã động cơ

khoadongluc
Bình luận: 4Lượt xem: 6,514

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
QUY TRÌNH THAÙO RAÕ ÑOÄNG CÔ
THAÙO RÔØI CAÙC CHI TIEÁT TRONG ÑOÄNG CÔ

1. Thaùo raõ naép maùy (naép quylaùt) : khi thaùo naép maùy caàn löu yù moät soá ñieåm sau:
- Neáu ñoäng cô coù kieåu xupap treo thì ta phaûi thaùo truïc coø moå tröôùc khi thaùo naép maùy. Trong khi thaùo truïc coø moå ta neân nôùi loûng caùc vít hieäu chænh khe hôû xupap.
- Sau ñoù ruùt ñieäm ñaåy vaø ñuõa ñaåy ra tröôùc khi thaùo naép maùy(coù loaïi chæ thaùo ñieäm ñaåy sau khi ñaõ thaùo truïc cam).
- Roài duøng nuï nôùi loûng caùc ñai oác töø ngoaøi vaøo trong theo hình xoaén oác hay ñang cheùo, nôùi taát caû ra tröôùc moät voøng, sau ñoù duøng chìa khoaù hay caàm tay quay môû cho nhanh. Cuoái cuøng thaùo joaêng quylaùt.
2.Quay coát maùy ñeå bieát töû ñieåm thöôïng cuûa píttoâng xilanh soá 1.Ñaùnh daáu leân baùnh ñaø haypuli coát may neáu chöa coù.
3. Thaùo ngaøm quay coát maùy vaø caûo puli coát maùy ra.
4. Thaùo caïcte phaân boå vaø caïcte lieân keát neáu coù.
5. Quan saùt vaø xaùc ñònh laïi daáu caân cam cho chính xaùc.
6. Neáu ñoäng cô coù kieåu xupap ñaët ta duøng caûo eùp loø xo xupap ñeå laáy cheùn chaän, choát chaân vaø loø xo xupap ñem ra ngoaøi(löu yù ñaùnh daáu huùt vaø thoaùt theo thöù töï).
7. Thaùo boä li keát (boä li hôïp) ñem ra ngoaøi.
8.Thaùo baùnh trôùn (baùnh ñaø) ra khoûi coát maùy.
9. Duøng goã keâ vaø laät maùy laïi vaø thaùo caïcte nhôùt ra.
10. Thaùo caùc oáng daãn nhôùt, thaùo bôm nhôùt vaø loïc nhôùt.
11. Thaùo chuïp chaën giöõ coát cam vaø ñem coát cam ra ngoaøi. Caàn löu yù: Neáu ñeäm ñaåy chæ coù theå laáy ra sau khi ñaõ thaùo coát cam thì coát cam neân thaùo sau cuøng vaø chæ ruùt coát cam ra ñöôïc sau khi ñaõ keùo ñeäm ñaåy leân phía treân ñuõa ñaåy.
12. Thaùo naép ôû ñaàu thanh truyeàn, píttoâng, baïc xeùc maêng, ra khoûi thaân xi lanh . Caàn löu yù:
- Thaùo theo töøng caëp song haønh vaø phaûi ñaùnh daáu píttoâng theo chieàu vaø thöù töï thaùo raùp.
- Tröôùc khi ñaåy píttoâng, baïc xeùc maêng ra khoûi loøng xi lanh ta phaûi kieåm tra laïi chôùm mieäng treân loøng xilanh.
13. Khi ñaåy thanh truyeàn – píttoâng ra khoûi xi lanh ta phaûi raùp noùn thanh truyeàn, buloâng ñaàu to thanh truyeàn vaø ñaët leân giaù theo ñuùng chieàu vaø thöù töï laép raùp.
14.Thaùo bôï truïc coát maùy ( phaûi ñaùnh daáu thöù töï vaø chieàu laép).
15. Nhaác coát maùy ra ngoaøi vaø ñaët leân giaù ñôõ ñaõ chuaån bò saün.
16. Raùp bôï truïc coát maùy vaøo laïi thaân maùy, duøng tay vaën caùc buloâng laïi.
17. Duøng kieàm môû baïc thaùo baïc xeùc maêng ra khoûi píttoâng.

Caàn löu yù :
1/ Raùp baïc xeùc maêng theo thöù töï vaø chieàu laép treân moät mieáng bìa cöùng coù soi loã saün.
2/ Duøng keàm thaùo khoen chaën ôû ñaàu truïc píttoâng, eùp truïc píttoâng ra khoûi píttoâng, thanh truyeàn vaø ñaët leân giaøn theo thöù töï coù saün.
3/ Sau khi caùc boä phaän ñaõ ñöôïc thaùo ra ta ñem röûa saïch baèng nöôùc vaø thoå gioù neùn laïi cho saïch, ñaët laïi theo thöù töï ñeå kieåm tra vaø laäp keá hoaïch söûa chöõa, phuïc hoài hoaëc thay môùi.



QUY TRÌNH THAÙO RAÕ ÑOÄNG CÔ
THAÙO ÑOÄNG CÔ TÖØ TREÂN XE XUOÁNG

1.Xaû nhôùt vaø nöôùc.
2.Thaùo bình ñieän (thaùo cöïc aâm tröôùc, cöïc döông sau)
3.Thaùo caùc daây, caùc caàn ñieàu khieån, caùc oáng daãn nhieân lieäu, thaùo keùt nöôùc,quaït gioù, boä cheá hoaø khí (BCHK) hay bình xaêng con, thaùo maùy khôûi ñoäng, maùy phaùt, caùc oáng goùp huùt – thoaùt,…
4.Duøng palaêng con ñoäi ñeå ñôõ ñoäng cô vaø hoäp soá
5.Thaùo buloâng rôøi ly hôïp vaø hoäp soá
6.Thaùo buloâng chaân maùy, duøng palaêng caåu ñoäng cô ra khoûi xe vaø ñaët ôû vò trí thích hôïp
Veä sinh saïch beân ngoaøi ñoäng cô tröôùc khi thaùo
 

0110

Tài xế O-H
bác làm ơn cho biết thêm ví dụ 1 pittong có 3 xecmang thì khi lắp góc lệch cua mổi xec mang la bao nhiẻu
 

sdc1412ss

Tài xế O-H
bác làm ơn cho biết thêm ví dụ 1 pittong có 3 xecmang thì khi lắp góc lệch cua mổi xec mang la bao nhiẻu

cái này thì tuy quan trọng nhưng đơn giản bác cứ làm sao cho miệng của 3 lá bạc ko trùng nhau là dc,3 lá thì cứ cánh nhau 120 độ,em đã từng lam rùi,kinh nghiệm của thợ ngoài thui,có gì sai sót các bác bỏ qua cho
 

ot2

Tài xế O-H
góc lệch segment thường là 120 độ, rãnh ko được trùng với đường trục ăc pistion
 

quang duy nang

Tài xế O-H
THÁO CỤM NẮP MÁY – THÂN MÁY

7.1 MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên:

- Tháo rã các chi tiết của động cơ đúng trình tự, đúng kỹ thuật;

- Tháo được cụm nắp máy - thân máy của động cơ đúng quy trình kỹ thuật;

- An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.

7.2 PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ

- Động cơ nhiều xy-lanh;

- Dụng cụ sửa chữa ôtô các loại.

7.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

7.3.1 Tháo động cơ từ trên xe xuống.

Công việc tháo động cơ từ trên xe xuống quan trọng trong công tác đại tu động cơ.

Trong cùng một hãng xe do có nhiều loại xe, nhiều loại động cơ gắn trên nhiều loại xe

nên công việc tháo động cơ từ trên xe xuống phải tham khảo theo tài liệu hướng dẫn sửa

chữa của từng loại để công việc sửa chữa luôn đạt hiệu quả cao và an toàn, thời gian

nhanh nhất. Nhưng cho dù nhiều loại thì luôn có một số bước thực hiện chung và khi nắm

được các bước này thì tra có thể áp dụng cho tất cả các loại, tất cả các hãng.

Dưới đây là quy trình tháo động cơ từ trên xe xuống của hãng Ford áp dụng

cho model Ford Focus 2004 loại động cơ 1.6l (Z6) xe trang bị hộp số cơ khí.

Lưu ý: SST- dụng cụ chuyên dùng: Là từ viết tắt riêng của hãng toyota, hãng

khác không dùng từ viết tắt SST.

Bảng 7.1 Dụng cụ chuyên dùng



Giá treo động cơ Tháo lắp kẹp các ống

Bước 1: Tháo tấm che động cơ



Hình 7.1 Tháo tấm che động cơ

Bước 2: Tháo cáp âm ắc-quy



Hình 7.2 Tháo cáp âm ắc-quy

Bước 3: Xả nước ra khỏi hệ thống

Chú ý: Khi giảm áp hệ thống phải đậy nắp bình nước bằng vải dày để

tránh bị phỏng khi nước làm mát còn nóng. Giảm áp bằng cách xoay chậm nắp bình nước

phụ trong khoảng 2- 3 vòng

Tháo nắp bình nước phụ

Xả nước từ nút xả dưới két nước và xả vào thùng chứa.



Hình 7.3 Xả nước

Bước 4: Tháo cáp âm ắc-quy gắn tại thân xe.



Hình 7.4 Tháo mát thân xe

Bước 5: Tháo nắp hộp cầu chì trung tâm

Hình 7.5 Tháo nắp hộp cầu chì

Bước 6: Tháo giắc nối bó dây điện động cơ



Hình 7.6 Tháo giắc nối bó dây điện

Bước 7: Tháo quạt làm mát và khung che.



Hình 7.7 Tháo quạt làm mát và khung che

Tháo các chi tiết theo thứ tự hình minh hoạ và danh mục hướng dẫn

Bảng 7.2 Chú thích các số trên hình 7.7

Danh mục

Mô tả

1

Kẹp giữ ống phía trên của két nước

2

Ống nước phía trên của két nước

3

Kẹp giữ ống nối bình nước phụ với két nước

4

Ống của bình nước phụ nối với két nước

5

Kẹp giữ ống phía dưới của két nước

6

Ống nước phía dưới của két

7

Bát đỡ két nước

8

Két nước

9

Cao su giảm chấn bên dưới của két nước

10

Cao su giảm chấn bên trên của két nước

Bước 8: Nâng và kê xe. Chú ý không được vượt quá tải trọng cầu nâng, kê những

chổ hướng dẫn trên hình bên dưới



Hình 7.8 Nâng xe

Bước 9: Tháo thanh giằng ngang



Hình 7.9 Tháo thang giằng ngang

Bước 10: Tháo cao su giảm chấn động cơ



Hình 7.10 Tháo cao su giảm chấn động cơ

Bước 11: Tháo bán trục trước bên trái, bên phải và trung gian.



308-256 mã của dụng cụ chuyên dùng

Hình 7.11 Tháo bán trục

Bước 12: Tháo các cụm chi tiết theo thứ tự 1-2-3… trong các hình minh hoạ dưới

đây.



Hình 7.12 Tháo máy nén điều hoà



Hình 7.13 Tháo các cụm chi tiết van EGR

Bảng 7.3 Chú thích các số trong hình 7.13

Số

Mô tả

4

Đai ốc bắt ống van luân hồi khí xả EGR

5

Đai ốc bắt bát kẹp ống van luân hồi khí xả EGR

6

Đai ốc bắt rắc co ống van luân hồi khí xả EGR

7

Giô-ăng làm kín

8

Giắc điện van EGR

9

Bu-lông giữ van EGR

10

Bu-lông giữ bát kẹp dây điện

11

Bát kẹp dây điện

12

Đai ốc bên trên tấm che bộ lọc than hoạt tính

13

Đai ốc dưới trên tấm che bộ lọc than hoạt tính

14

Đai ốc giữ bộ lọc than hoạt tính vào ống xả

15

Cao su treo ống xả

16

Bu-lông bắt bộ lọc than hoạt tính vào giá đỡ

17

Đai ốc bắt ống xả

18

Giô-ăng làm kín ống xả

19

Bộ lọc than hoạt tính



Hình 7.14 Tháo cụm chi tiết bơm trợ lực lái

Lưu ý phải dùng dụng cụ chuyên dùng Tháo các kẹp ống có mã số 303-397



Hình 7.15 Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo kẹp ống



Hình 7.16 Tháo các chi tiết bên ngoài

Bảng 7.4 Chú thích các chỉ số trong hình 7.16

Số

Mô tả

23

Ống nước làm mát bên dưới két nước

24

Ống nước ra bình nước phụ

25

Ống nước từ nắp máy tới giàn sưởi

26

Ống nước ra phía trên két nước

27

Cáp chuyển số

28

Giắc điện cảm biến Ôxy

29

Giắc điện cảm biến bộ xúc tác

30

Ống chân không trợ lực phanh

31

Dây ga

32

Ống cấp nhiên liệu



Hình 7.17 Tháo giảm giảm chấn động cơ và ống dầu xy-lanh ly hợp

Bảng 7.5 Chú thích các số trong hình 7.17

Số

Mô tả

33

Ống dầu xy-lanh ly hợp

34

Đai ốc giảm chấn động cơ phía sau

35

Bu-lông giảm chấn động cơ phía trước



Hình 7.18 Tháo các giắc điện trên hộp số

Bảng 7.6 Chú thích các số trong hình 7.18

Số

Mô tả

36

Giắc điện cảm biến tốc độ bánh xe

37

Giắc điện công tắc số N

38

Giắc điện công tắc đèn báo lùi

39

Bu-lông gắn bát giữ bó dây điện




Hình 7.19 Tháo máy khởi động

Bước 13: Tháo nguyên cụm động cơ và hộp số






Hình 7.20 Tháo cụm động cơ và hộp số

Bước 14: Tháo hộp số




Hình 7.21 Tháo các bu-lông bắt hộp số



Hình 7.22 Tháo các bu-lông hộp số tiếp theo

Bước 15: Lắp dụng cụ chuyên dùng






Hình 7.23 Lắp Đế thép chuyên dùng




Hình 7.24 Lắp đế treo chuyên dùng

Bước 16: Lắp giá treo lên động cơ



303-435 mã của dụng cụ chuyên dùng

Hình 7.25 Lắp động cơ lên giá treo

7.3.2 Tháo cụm nắp máy - thân máy

7.3.2.1 Cơ cấu phân phối khí loại OHV

Khi động cơ sửa dụng cơ cấu phân phối khí loại OHV thì công việc tháo cụm nắp

máy được thao tác theo quy trình dưới đây

Bước 1: Tháo các bộ phận liên quan bên ngoài như: ống dẫn nước…

Bước 2: Tháo nắp đậy trục cò mổ xú-páp



Hình 7.26 Tháo nắp chụp cò mổ

Bước 3: Tháo trục cò mổ. Tháo bu-lông theo thứ tự từ 1 đến 5



Hình 7.27 Tháo trục cò mổ

Bước 4: Tháo đũa đẩy

Bước 5: Tháo nắp máy, tháo các bu-lông theo thứ tự từ 1 đến 13



Hình 7.28 Tháo bu-lông nắp máy

Bước 6: Tháo pu-ly giảm chấn của trục khuỷu, lưu ý phải sử dụng dụng cụ chuyên

dùng (SST) để tháo pu-ly trục khuỷu.



Hình 7.29 Tháo pu-ly trục khuỷu

Bước 7: Tháo nắp đậy bộ truyền động, tháo các bu-lông theo chỉ dẫn bên dưới



Hình 7.30 Tháo nắp đậy bộ truyền động

Bước 8: Tháo bộ căng xích



Hình 7.31 Tháo bộ căng xích

Bước 9: Dùng SST giữ trục khuỷu lại, tháo bu-lông bánh răng cam



Hình 7.32 Tháo bu-lông bánh răng cam

Bước 10: Dùng SST (cảo) tháo bánh răng cam và bộ sên cam ra ngoài



Hình 7.33 Tháo bánh răng cam và bộ sên cam

Bước 11: Tháo bộ đỡ xích cam



Hình 7.34 Tháo bộ đỡ xích cam

Bước 12: Tháo các con bu-lông bắt tấm chặn trục cam, nâng nhẹ và lấy trục cam ra



Hình 7.35 Lấy trục cam ra ngoài

7.3.2.2 Cơ cấu phân phối loại OHC

Các động cơ dùng cơ cấu phân phối khí kiểu OHC dùng dây đai như 4A-F, 4A-FE,

3SF-E… Hoặc dùng xích như động cơ 2AZ-FE, 2GR-FE…. Để tháo cụm nắp máy ra thì quy trình phức tạp hơn loại cơ cấu phân phối khí kiểu OHV.

Ví dụ dưới đây là quy trình tháo cụm nắp máy của động cơ 2AZ-FE trên xe Toyota

Camry loại động cơ sử dụng xích dẫn động, các loại dẫn động bằng đai thì quy trình tháo cũng tương tự.



Hình 7.36 Động cơ 2AZ-FE



Hình 7.37 Các chi tiết trên động cơ 2AZ-FE

Bước 1: Tháo nắp châm dầu động cơ




Hình 7.38 Tháo nắp châm dầu động cơ

Bước 2: Tháo van thông hơi nắp máy



Hình 7.39 Tháo van thông hơi nắp máy

Bước 3: Tháo các bu-gi đánh lửa



Hình 7.40 Tháo các bu-gi đánh lửa

Bước 4: Tháo lọc dầu bôi trơn

Sử dụng SST để tháo lọc dầu



Hình 7.41 Tháo lọc dầu bôi trơn

Sử dụng lục giác 12mm tháo thanh răng gắn lọc dầu



Hình 7.42 Tháo thanh răng gắn lọc dầu

Bước 5: Tháo nắp chụp cò mổ

Tháo 8 bu-lông và 2 đai ốc chỉ ở hình bên dưới



Hình 7.43 Tháo nắp chụp cò mổ

Tháo lấy giô-ăng làm kín ra



Hình 7.44 Tháo giô-ăng làm kín

Bước 6: Tháo cảm biến vị trí trục khuỷu

Tháo bu-lông như tại vị trí chỉ dẫn và lấy cảm biến ra



Hình 7.45 Tháo cảm biến góc trục khuỷu

Bước 7: Tháo cảm biến trục cam

Tháo bu-lông và lấy cảm biến ra



Hình 7.46 Tháo cảm biến trục cam

Bước 8: Tháo pu-ly trục khuỷu

Sử dụng SST giữ chặt pu-ly và dùng đầu khẩu nới lỏng bu-lông đầu trục

khuỷu ra



Hình 7.47 Tháo bu-lông đầu trục khuỷu

Sử dụng SST để cảo lấy pu-ly trục khuỷu và lấy cả bu-lông đầu trục khuỷu ra



Hình 7.47 Tháo bu-lông đầu trục khuỷu

Sử dụng SST để cảo lấy pu-ly trục khuỷu và lấy cả bu-lông đầu trục khuỷu ra.



Hình 7.48 Tháo pu-ly trục khuỷu

Bước 9: Tháo bánh căng đai dẫn động bơm nước…



Hình 7.49 Tháo bánh căng đai

Bước 10: Tháo bơm nước

Sử dụng SST để giữ pu-ly và dùng cờ-lê tháo 4 bu-lông bắt pu-ly bơm nước



Hình 7.50 Tháo pu-ly bơm nước

Tháo 4 bu-lông và hai đai ốc gắn bơm sau đó lấy tô vít dẹp có quấn băng

keo ở đầu, xeo bơm nước ra như hình minh hoạ.

Lưu ý không được xeo tô vít giữa bề mặt lắp ghép.



Hình 7.51 Tháo bu-lông bơm nước



Hình 7.52 Tháo bơm nước

Bước 11: Tháo cạc-te chứa dầu



Hình 7.53 Xả dầu bôi trơn động cơ

Nới lỏng bu-lông xả dầu bôi trơn vài vòng.

Ấn bu-lông xả dầu bôi trơn ép sát với cạc-te dầu bôi trơn, nới lỏng hoàn toàn

rồi rút nhanh. Xả dầu bôi trơn đến khi chỉ còn những giọt nhỏ rơi ra.

Tháo bu-lông gắn cạc-te và dùng dụng cụ chuyên dùng SST tháo cạc-te ra như

hình minh hoạ bên dưới.



Hình 7.54 Tháo cạc-te chứa dầu



Hình 7.55 Các chi tiết trên động cơ 2AZ-FE tiếp theo

Bước 12: Tháo bộ căng xích cam,

Tháo 2 đai ốc và lấy bộ căng xích cam ra ngoài



Hình 7.56 Tháo bộ căng xích cam

Bước 13: Tháo nắp chụp xích cam phía trước thân máy



Hình 7.57 Tháo nắp chụp xích cam

Tháo 12 bu-lông và 2 đai ốc như hình trên ra

Dùng tô vít dẹp xeo nắp ra tại những vị trí minh hoạ trong hình phía trên.

Lưu ý: Nếu không xeo đúng như hình minh hoạ thì có thể dẫn đến hư hỏng nắp

chụp xích cam

Bước 14: Tháo phốt đầu trục khuỷu

Sử dụng tô vít dẹp và búa tháo phốt ra như hình minh hoạ bên dưới



Hình 7.58 Tháo phốt đầu trục khuỷu

Bước 15: Tháo đĩa bộ cảm biến trục khuỷu



Hình 7.59 Tháo Đĩa của bộ cảm biến trục khuỷu

Bước 16: Tháo tay đòn bộ căng xích và bộ dẫn hướng xích cam

Tháo các bu-lông như hình minh hoạ bên dưới



Hình 7.60 Tháo bộ căng và bộ dẫn hướng xích cam

Bước 17: Tháo tấm dẫn hướng xích

Tháo bu-lông và lấy tấm dẫn hướng xích ra.



Hình 7.61 Tháo tấm dẫn hướng xích

Bước 18: Tháo xích cam



Hình 7.62 Tháo Xích cam

Bước 19: Tháo bánh răng đầu trục khuỷu dẫn động xích cam



Hình 7.63 Tháo bánh răng dẫn động xích cam

Bước 20: Tháo xích dẫn động thứ 2

Quay trục khuỷu ngược chiều kim đồng hồ đến khi lỗ trên bánh răng trục bơm

nhớt trùng với lỗ khuyết trên thân bơm nhớt như hình minh hoạ bên dưới. Sau đó

dùng que sắt có đường kính 4mm cho vào lỗ trên bánh răng để khoá bánh răng

trong lại. Dùng cờ lê nới lỏng đai ốc bắt bánh răng bơm nhớt.



Hình 7.64 Khoá chặt bánh răng bơm nhớt

Tháo bu-lông của cần tăng xích, lấy cần tăng xích ra, sau đó tháo bánh răng

bơm nhớt với xích ra. Sau đó tháo bánh răng dẫn động xích.



Hình 7.65 Tháo bánh răng bơm nhớt và xích

Bước 21: Tháo bánh đà

Gá pu-ly trục khuỷu vào lại sau đó dùng SST giữ chặt pu-ly không cho trục khuỷu

xoay, đồng thời lúc đó tháo 8 bu-lông bánh đà.



Hình 7.66 Tháo bánh đà

Bước 22: Tháo phốt đuôi trục khuỷu

Sử dụng dao cắt bỏ phần cao su đi như hình minh hoạ, sau đó dùng to vít dẹp xeo

phốt ra như hình minh hoạ bên dưới.



Hình 7.67 Tháo phốt đuôi trục khuỷu

Bước 23: Tháo trục cam xả

Chú ý là ta phải quay trục cam sao cho các vấu cam ít đội các xú-páp nhất. Sau đó

nới lỏng đều từng chút một các bu-lông nắp bạc trục cam theo thứ tự như hình minh hoạ bên dưới. Sau đó tháo các nắp bạc trục cam ra.

Hình 7.68 Tháo trục cam xả


Bước 24: Tháo trục cam nạp. Quy trình tương tự khi tháo trục cam xả



Hình 7.69 Tháo trục cam nạp

Bƣớc 25: Tháo bu-lông nắp máy

Sử dụng lục giác 10mm tháo các bu-lông nắp máy theo thứ tự từ 1 đến 10 như trong

hình minh hoạ bên dưới.

Lưu ý: Nếu tháo các bu-lông không theo thứ tự có thể nắp máy bị cong vênh, hoặc

nứt.



Hình 7.70 Tháo bu-lông nắp máy.

Bƣớc 26: Tháo nắp máy.

Sử dụng tô vít dẹp có quấn băng keo ở đầu tô vít. Sau đó xeo nắp máy tại những

chổ nhà chế tạo chỉ dẫn (hoặc ta có thể quan sát dể dàng trên nắp máy) như hình bên

dưới.

Chú ý: không xeo vào giữa bề mặt lắp ghép thân máy và nắp máy, như vậy sẽ làm

trầy xước bề mặt lắp ghép.



Hình 7.71 Tháo nắp máy

Bước 27: Tháo giô-ăng nắp máy



Hình 7.72 Tháo giô-ăng nắp máy

Bước 28: Tháo bơm nhớt

Tháo 3 bu-lông như hình minh hoạ bên dưới, sau đó lấy bơm nhớt ra



Hình 7.73 Tháo bơm nhớt

Bước 29: Tháo hai trục cân bằng động cơ

Tháo các 8 bu-lông theo thứ tự như hình vẽ, sau đó tháo hai trục cân bằng động cơ ra



Hình 7.74 Tháo trục cân bằng động cơ

Bước 30: Tháo cạc-te ra

Tháo 11 bu-lông như hình vẽ, sau đó sử dụng tô-vít có quấn băng keo ở đầu

xeo tại các vị trí chỉ dẫn bên dưới

Chú ý không xeo tô vít vào bề mặt lắp ghép.



Hình 7.75 Tháo cạc-te

BÀI THỰC TẬP SỐ 8

KIỂM TRA CỤM NẮP MÁY - THÂN MÁY

8.1 MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên:

- Thực hiện được công tác kiểm tra cụm nắp máy, thân máy đúng quy trình kỹ thuật;

- Xác định được tình trạng hư hỏng của cụm nắp máy, thân máy;

- An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.

8.2 PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ

- Nắp máy - thân máy đã tháo sẵn;

- Cảo xú-páp các loại, giẻ lau, dầu diesel;

- Thước kiểm phẳng, lá cỡ.

- Dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp.

8.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

8.3.1 Kiểm tra nắp máy.

8.3.1.1 Tháo rời các chi tiết trên nắp máy

Trước khi kiểm tra nắp máy thì ta sẽ tháo rời các chi tiết trên nắp máy tiếp theo bài thực tập số 7.

Tháo các chi tiết ở hình minh họa bên dưới.

Lưu ý:

Các số liệu đo kiểm bên dưới là của động cơ 2AZ-FE, các loại động cơ khác thì phải tra theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa.

SST- dụng cụ chuyên dùng: Là từ viết tắt riêng của hãng toyota, hãng khác

không dùng từ viết tắt SST.



Hình 8.1 Các chi tiết trên nắp máy

Bước 1: Tháo con đội của các xú-páp, sắp xếp theo thứ tự.



Hình 8.2 Tháo con đội



Hình 8.3 Sắp xếp theo thứ tự

Bước 2: Tháo móng ngựa



Hình 8.4 Tháo móng ngựa

Dùng 2 khối gỗ chêm nắp máy tránh trầy xước bề mặt lắp ghép

Quan sát nấm xú-páp nếu có nhiều mụi than bám trên bề mặt thì ta dùng dao

cạo làm sạch nấm xú-páp.

Đánh dấu lên nấm xú-páp: Có thể dùng bộ đóng số, hoặc dùng mũi đột đánh

dấu.

Dùng SST (Cảo xú-páp, hay Vam) như hình minh hoạ, sau đó xoay tay quay

để nén lò xo xú-páp lại đến khi ta quan sát thấy 2 mòng ngựa có thể lấy ra dễ dàng

thì lấy móng ngựa ra, lấy SST ra và lấy đế xú-páp, lò xo, và xú-páp ra sắp xếp theo

thứ tự.



Hình 8.5 Sắp xếp theo thứ tự

Bước 3: Tháo phốt xú-páp



Hình 8.6 Tháo phốt xú-páp

Bước 4: Tháo vòng đệm lò xo xú-páp

Dùng thanh nam châm và gió nén thổi vào như hình minh hoạ, lấy lần lượt các vòng

đệm của lò xo xú-páp ra.



Hình 8.7 Tháo vòng đệm lò xo xú-páp

Bước 5: Tháo 2 vít bịt đường nước trên nắp máy

Sử dụng lục giác 14mm để tháo hai vít bịt, nếu như quan sát thấy có nước rò rỉ qua

hai vít bịt thì ta thay thế vít bịt mới



Hình 8.8 Tháo vít bịt đƣờng nƣớc

Bước 6: Tháo vít cấy gắn cổ góp hút và cổ góp xả

Sử dụng phương pháp tháo vít cấy theo chỉ dẫn sau:



(1), (2), (3): Các bước thực hiện

Hình 8.9 Phương pháp tháo vít cấy

(1) Lắp hai đai ốc vào đầu vít cấy và siết chặt chúng vào nhau. Lúc này vị trí 2

đai ốc được sử dụng như đầu bu-lông thông thường.

(2) Nếu để vặn vít vào thì ta đặt cờ-lê ngay đai ốc trên cùng (như hình minh

hoạ) và vặn vào

(3) Nếu để tháo vít cấy ra thì ta đặt cờ-lê vào đai ốc bên dưới (như hình minh

hoạ) và tháo ra.

Kỹ thuật dùng hai đai ốc trên được gọi là “đai ốc kép”. Ngoài ra cũng có một dụng

cụ chuyên dùng để tháo hay lắp vít cấy như hình trên.

8.3.1.2 Vệ sinh nắp máy

Dùng SST dao cạo giô-ăng để cạo sạch giô-ăng nắp máy hoặc mụi than bám trên

buồng đốt, lưu ý cẩn thận tránh làm xước bề mặt nắp máy.

Nếu giô-ăng không cạo sạch bằng dao cạo thì ta có thể dùng đá mài mịn có thấm

dầu để mài sạch chú ý không được mài quá phần mặt nắp máy dẫn đến hư hỏng nắp máy.



Hình 8.10 Vệ sinh nắp máy

8.3.1.3 Kiểm tra nắp máy

Bước 1: Kiểm tra độ phẳng của nắp máyHình 8.10 Vệ sinh nắp máy



Hình 8.11 Kiểm tra độ phẳng của nắp máy

Dùng thước kiểm phẳng và thước lá kiểm tra độ phẳng của nắp máy

Đo như hình minh hoạ dưới đây



Hình 8.12 Cách đo độ phẳng nắp máy

Nếu giá trị đo lớn hơn giá trị 0.05 mm thì thay mới nắp máy.

Bước 2: Kiểm tra độ phẳng bề mặt lắp ghép với cổ góp hút



Hình 8.13 Kiểm tra độ phẳng bề mặt lắp ghép cổ góp hút

Nếu giá trị đo lớn hơn giá trị 0.08 mm thì thay mới.

Bước 3: Kiểm tra độ phẳng bề mặt lắp ghép với cổ góp xả



Hình 8.14 Kiểm tra độ phẳng bề mặt lắp ghép cổ góp xả

Nếu giá trị đo lớn hơn giá trị 0.08 mm thì thay mới.

Bước 4: Kiểm tra vết nứt trên nắp máy

Phương pháp 1: Dùng dung dịch đặc biệt xịt lên bề mặt để kiểm tra vết nứt.



Hình 8.15 Kiểm tra vết nứt

Phương pháp 2: Dùng bột Ô-xýt sắt kết hợp với nam châm cực mạnh.



Hình 8.16 Kiểm tra vết nứt bằng nam châm và bột ô-xýt sắt

Rãi bột ô-xýt sắt lên chổ nghi ngờ nứt, thường thì ở nơi tiếp giáp hai xylanh,

hoặc giữa hai xú-páp.

Đặt hai cực nam châm vào chổ nghi ngờ đó

Nhấn công tắc cho nam châm hoạt động

Quan sát chổ đèn rọi vào nếu thấy bột kim loại xếp thành hàng, thì sự sắp

xếp đó biểu thị vết nứt và chiều dài vết nứt.

Nếu có vết nứt trên nắp máy thì phải thay mới nắp máy.

8.3.2 Kiểm tra cụm thân máy

Dùng thước phẳng và thước lá kiểm tra độ phẳng bề mặt lắp ghép với nắp máy



Hình 8.17 Kiểm tra độ phẳng thân máy

Đo như hình minh hoạ bên dưới



Hình 8.18 Cách đo độ phẳng thân máy

Nếu giá trị đo lớn hơn 0.05 mm thì thay mới thân máy

BÀI THỰC TẬP SỐ 9

KIỂM TRA THANH TRUYỀN - TRỤC KHUỶU

9.1 MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên:

- Thực hiện được công tác kiểm tra thanh truyền trục khuỷu đúng quy trình kỹ thuật;

- An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.

9.2 PHUƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ

- Cụm thân máy tháo sẵn.

- Dụng cụ kiểm tra thích hợp như: Thước lá, đồng hồ so, nhựa đo khe hở, cần siết

lực, pan me đo trong, đo ngoài.

- Dụng cụ sửa chữa ôtô thích hợp.

9.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Lưu ý: Các thông số đo kiểm bên dưới là của động cơ 2AZ-FE, các loại động cơ

khác thì sẽ khác, tốt nhất là tra theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa từng loại động cơ mà

ta đang sửa chữa

9.3.1 Kiểm tra thanh truyền

9.3.1.1 Kiểm tra độ dịch dọc thanh truyền



Hình 9.1 Kiểm tra độ dịch dọc thanh truyền

Bước 1: Lắp giá đỡ đồng hồ so và đồng hồ như hình minh hoạ bên trên.

Bước 2: Dùng tay dịch thanh truyền tới lui như hình minh hoạ

Bước 3: Đọc giá trị và ghi lại so sánh với giá trị nhà chế tạo.

Nếu giá trị đo vượt quá giá trị tiêu chuẩn của nhà chế tạo thì thay mới thanh truyền,

hoặc có thể phải thay cả trục khuỷu.

Ví dụ giá trị của tiểu chuẩn của động cơ 2AZ-FE là 0.16mm đến 0.362 mm

Lặp lại các bước 1, 2, 3 cho các thanh truyền còn lại.

9.3.1.2 Kiểm tra khe hở dầu.



Hình 9.2 Tháo bu-lông thanh truyền

Bước 1: Quan sát đầu bu-lông là sáu cạnh hay 12 cạnh, sau đó dùng đầu khẩu thích

hợp để tháo hai bu-lông ra.

Bước 2: Tháo nắp đầu to thanh truyền ra.

Bước 3: Đặt nhựa đo lên chốt khuỷu như hình minh hoạ



Hình 9.3 Đặt nhựa đo

Bước 4: Lắp nắp đầu to thanh truyền vào.

Chú ý dấu lắp của nhà chế tạo phải hướng về phía đầu trục khuỷu, ta cũng có thể

quan sát vào 2 vấu hãm trên đầu to thanh truyền.



Hình 9.4 Lắp nắp đầu to thanh truyền vào

Gá 2 bu-lông thanh truyền vào



Hình 9.5 Gá hai bu-lông thanh truyền vào

Dùng cần siết lực siết hai bu-lông đúng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Ví dụ trên động cơ 2AZ-FE cách siết hai bu-lông như sau:

Dùng cần siết lực siết đến giá trị 25 N*m (250 kgf*cm)

Dùng sơn đánh dấu chấm hướng về phía trước, sau đó siết thêm 1 góc 90o nữa.



Hình 9.6 Siết lần 2

Bước 5: Tháo nắp dầu to thanh truyền ra lại, sau đó so sánh với bảng thang đo để

xác định khe hở dầu.



Hình 9.7 Đọc giá trị đo

So sánh giá trị đo được với giá trị của nhà chế tạo 0.032 mm đến 0.063 mm nếu

lớn hơn giá trị 0.063 mm thì phải thay bạc đầu to thanh truyền, hoặc có thể kiểm tra trục khuỷu rồi đưa ra phương án sửa chữa thích hợp.Kiểm tra lần lượt khe hở dầu của các thanh truyền còn lại.

9.3.1.3 Kiểm tra độ cong, độ xoắn



Hình 9.8 CÁC CHI TIẾT TRONG THÂN MÁY 2AZ-FE

Bước 1: Dùng dụng cụ chuyên dùng SST cạo sạch mụi than bám trong lòng xylanh,

hoặc có thể dùng mũi dao cạo. Nếu không cạo sạch thì tháo cụm pít-tông ra rất khó

khăn.




Hình 9.9 Cạo mụi than

Bước 2: Đột dấu thanh truyền

Quan sát trên thanh truyền đã có số thứ tự xy-lanh chưa. Dấu này thường được đóng

lên nắp đầu to và thân thanh truyền. Nếu chưa có thì phải đánh dấu trước khi tháo ra.

Thường dùng đột bộ số, hoặc mũi đột để làm dấu, giống cách đánh dấu xú-páp ở bài

trước



Hình 9.10 Đột dấu trên thanh truyền

Bước 3: Tháo nắp đầu to thanh truyền và tháo bạc lót như hình minh hoạ bên dưới

Bước 4: Tháo cụm pít-tông.

Dùng cán búa gỗ để tháo cụm pít-tông ra như hình minh hoạ bên dưới



Hình 9.11 Tháo cụm pít-tông

Chú ý: Đối với loại động cơ mà nắp đầu to thanh truyền dùng loại bu-lông lắp

ghép như hình bên dưới thì trước khi tháo nắp đầu to phải dùng ống cao su chụp hai bulông lại.



Hình 9.12 Dùng ống cao su chụp hai bu-lông

Dùng thanh gỗ tròn dài, dùng để đóng cụm pít-tông ra như hình minh hoạ. Và

dùng dây cột đỡ để tránh cụm pít-tông rơi xuống khi đóng dẫn đến bị hư hỏng

Chú ý: Đặt thanh gỗ đúng vị trí như hình minh hoạ.



Hình 9.13 Dùng thanh gỗ tháo cụm pít-tông




Hình 9.14 Dùng dây đỡ cụm pít-tông

Chú ý: Sắp xếp các cụm pít-tông theo thứ tự



Hình 9.15 Sắp xếp các cụm pít-tông theo thứ tự

Bước 5: Tháo các xéc-măng.

Dùng dụng cụ bung xéc-măng như hình minh hoạ bên dưới tháo các xéc-măng

khí.



Hình 9.16 Tháo xéc-măng khí

Dùng tay tháo xéc-măng dầu ra

Chú ý: Xéc-măng dầu có nhiều loại cấu tạo nhau nên ta phải quan sát và thao tác

cẩn thận.




Hình 9.17 Tháo xéc-măng dầu

Bước 6: Tháo hai phe chặn chốt pít-tông

Dùng tô vít dẹp nạy hai phe chặn chốt pít-tông như



Hình 9.18 Tháo phe chặn chốt pít-tông

Bước 7: Tháo chốt pít-tông

Nung cụm pít-tông đến khoảng 80oC đến 90oC

Sau đó dùng thanh đồng và búa cao su đóng chốt pít-tông ra như hình minh

hoạ

Sắp xếp theo thứ tự

Chú ý tuỳ theo loại lắp ghép chốt pít-tông mà ta sẽ chọn cách tháo chốt hiệu

quả và an toàn kỹ thuật nhất.




Hình 9.19 Tháo chốt pít-tông

9.3.1.3.1 Kiểm tra độ cong của thanh truyền

Bước 1: Làm sạch thanh truyền và dụng cụ kiểm tra thanh truyền

Bước 2: Gá Thanh truyền vào bộ định tâm

Bước 3: Dùng bộ gá và thước lá kiểm tra độ cong của thanh truyền. Ghi lại giá trị

đo.

Bước 4: So sánh giá trị đo với giá trị quy định của nhà sản xuất, 0.05 mm cho chiều

dài 100mm. Nếu lớn hơn giá trị quy định thì thay mới thanh truyền.



Hình 9.20 Kiểm tra độ cong của thanh truyền

9.3.1.3.2 Kiểm tra độ xoắn của thanh truyền

Bước 1: Làm sạch thanh truyền và dụng cụ kiểm tra thanh truyền

Bước 2: Gá Thanh truyền vào bộ định tâm

Bước 3: Dùng bộ gá và thước lá kiểm tra độ xoắn của thanh truyền. Ghi lại giá trị

đo.

Bước 4: So sánh giá trị đo với giá trị quy định của nhà sản xuất, 0.15 mm cho chiều

dài 100 mm. Nếu lớn hơn giá trị quy định thì thay mới thanh truyền.



Hình 9.21 Kiểm tra độ xoắn của thanh truyền

9.3.1.4 Kiểm tra đường kính trong bạc lót đầu nhỏ thanh truyền

Dùng ca líp để đo đường kính trong của bạc lót đầu nhỏ thanh truyền, nếu lớn hơn

giá trị quy định thì ta sẽ thay thế bạc lót mới.



Hình 9.22 Kiểm tra đường kính trong bạc lót đầu nhỏ thanh truyền

9.3.2 Kiểm tra trục khuỷu

9.3.2.1 Kiểm tra độ dịch dọc trục khuỷu




Hình 9.23 Kiểm tra độ dịch dọc

Bước 1: Gá đồng hồ so lên như hình minh hoạ

Bước 2: Dùng tô vít dẹp xeo trục khuỷu di chuyển tới và lui đồng thời đọc giá trị

đo

Bước 3: So sánh với thông số quy định, tiêu chuẩn 0.04 mm đến 0.24 mm, và giá

trị lớn nhất cho phép là 0.3 mm. Nếu vượt quá thì phải thay bạc chặn dịch dọc.

9.3.2.2 Kiểm tra khe hở dầu cổ trục khuỷu

Bước 1: Quan sát các bu-lông nắp bạc cổ trục khuỷu loại gì (6 cạnh, 12 cạnh, hay

lục giác) sau đó sử dụng dụng cụ thích hợp nới lỏng các bu-lông theo thứ tự minh hoạ

trong hình dưới.

Hình 9.24 Thứ tự nới lỏng bu-lông nắp chụp cổ trục khuỷu

Bước 2: Tháo bu-lông số 3, 4 ra và tháo nắp chụp cổ trục thứ nhất ra.

Chú ý: Quan sát dấu lắp của nhà chế tạo. Nếu không có dấu thì ta phải làm dấu

trước khi tháo ra.

Hình 9.25 Dấu lắp nắp chụp cổ trục khuỷu


Dùng 2 bu-lông tra vào lỗ (không siết bu-lông ăn vào phần ren) và thao tác như hình

minh hoạ vừa lay tới lay lui vừa dùng lực tay nhấc nắp chụp cổ trục khuỷu lên.

Chú ý không dùng tô vít xeo hay búa sắt gõ lấy nắp chụp cổ trục lên.



Hình 9.26 Tháo nắp chụp cổ trục khuỷu

Bước 3: Đặt nhựa đo vào, sau đó lắp nắp chụp cổ trục khuỷu lại. Siết bu-lông đúng

lực siết theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Hình 9.27 Siết bu-lông nắp bạc cổ trục khuỷu


Siết lần đầu 20 N*m (204 kgf*cm)

Siết lần hai 40 N*m (408 kgf*cm)

Dùng sơn đánh dấu lên đầu bu-lông và siết thêm 90o như hình minh hoạ



Hình 9.28 Siết bu-lông lần cuối

Bước 4: Tháo bu-lông nắp bạc cổ trục khuỷu ra.

Bước 5: Kiểm tra giá trị đo được và so sánh với giá trị của nhà chế tạo.

Động cơ 2AZ-FE thì giá trị chuẩn 0.017mm đến 0.04mm và giá trị cực đại là

0.06mm. Nếu giá trị đo vượt quá 0.06 mm thì sẽ thay bạc cổ trục hoặc sẽ lên cốt trục

khuỷu.

Hình 9.29 Cách đọc số ghi chú


Gợi ý:

Nếu thay thế bạc lót thì chọn một cái mới với cùng một số.

Nếu số của bạc lót không thể xác định thì ta có thể tính toán chính xác bằng cách

dựa vào số in trên thân máy và số in trên trục khuỷu. Sau đó chọn bạc lót mới có số được

tính theo bảng dưới đây. Có 4 kích thước của bạc tiêu chuẩn được đánh số “1”, “2”, “3”,

“4”.

Ví dụ: Số in trên thân máy (A) “3” + Số in trên trục khuỷu (B) “5” = 8 thì chọn bạc

lót mới có số là 3.

Bảng 9.1 Cách chọn bạc lót mới

Tổng số A+B

0 đến 2

3 đến 5

6 đến 8

9 đến 11

Bạc số

“1”

“2”

“3”

“4”

Bảng 9.2 Tiêu chuẩn đƣờng kính của nắp bạc ứng với các số ghi trên thân máy







Số

Quy định

0

59.000 đến 59.002 mm

1

59.003 đến 59.004 mm

2

59.005 đến 59.006 mm

3

59.007 đến 59.009 mm

4

59.010 đến 59.011 mm

5

59.012 đến 59.013 mm

6

659.014 đến 59.016 mm

Bảng 9.3 Tiêu chuẩn đƣờng kính của cổ trục ứng với các số ghi trên trục khuỷu

SỐ

QUY ĐỊNH

0

54.999 đến 55.000 mm

1

54.997 đến 54.998 mm

2

54.995 đến 54.996 mm

3

54.993 đến 54.994 mm

4

54.991 đến 54.992 mm

5

54.988 đến 54.990 mm

Bảng 9.4 Độ dày của bạc lót ứng với số chọn

SỐ

QUY ĐỊNH

1

1.993 đến 1.996 mm

2

1.997 đến 1.999 mm

3

2.000 đến 2.002 mm

4

2.003 đến 2.005 mm

Kiểm tra lần lượt khe hở dầu các cổ trục còn lại. Cách kiểm tra giống như các bước

kiểm tra cổ trục thứ 1.

9.3.2.3 Kiểm tra độ đảo trục khuỷu

Bước 1: Tháo các nắp cổ trục khuỷu, sắp xếp theo thứ tự

Bước 2: Vệ sinh trục khuỷu sau đó đặt lên hai khối chữ V

Bước 3: Đặt đồng hồ so như hình vẽ.



Hình 9.30 Đo độ đảo trục khuỷu

Bước 4: Xoay trục khuỷu và đọc giá trị độ đảo, so sánh với nhà chế tạo nếu giá trị

đo lớn hơn 0.03 mm thì thay trục khuỷu.

9.3.2.4 Kiểm tra đường kính các cổ trục, và các chốt khuỷu.

9.3.2.4.1 Kiểm tra đường kính cổ trục




Hình 9.31 Đo đường kính cổ trục khuỷu

Bước 1: Sử dụng Pan-me đo ngoài đo đường kính cổ trục

Bước 2: So sánh giá trị đo với giá trị tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Giá trị tiều chuẩn của nhà chế tạo 54.988 to 55.000 mm.

Tham khảo bảng 9.3 để biết thêm tiêu chuẩn đường kính cổ trục

9.3.2.4.2 Kiểm tra đường kính chốt khuỷu



Hình 9.32 Kiểm tra đường kính chốt khuỷu

Cách kiểm tra giống kiểm tra dường kính cổ trục.

Giá trị tiểu chuẩn của nhà chế tạo là 47.990 to 48.000 mm

BÀI THỰC TẬP SỐ 10

KIỂM TRA NHÓM PÍT-TÔNG – XÉC-MĂNG

10.1 MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên:

- Thực hiện được công tác kiểm tra nhóm Pít-tông – Xéc-măng đúng quy trình kỹ thuật;

- An toàn lao động trong xưởng sửa chữa ô tô.

10.2 PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ

- Nhóm Pít-tông xéc-măng;

- Dụng cụ tháo, ráp xéc-măng, dụng cụ làm sạch rãnh xéc-măng;

- Dụng cụ kiểm tra thích hợp như: Thước lá, pan me đo trong, đo ngoài, Ca-líp;

- Dụng cụ sửa chữa ôtô thích hợp.

10.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN


Hình 10.1 Các chi tiết nhóm pít-tông xéc-măng trên động cơ 2AZ-FE


Chú ý: Các hướng dẫn dưới đây, và các thông số tiêu chuẩn đưa ra là của động cơ 2AZ-FE. Các loại động cơ khác thì sẽ khác thông số.

10.3.1 Kiểm tra pít-tông

10.3.1.1 Kiểm tra khe hở pít-tông.

Bước 1: Vệ sinh pít-tông.

Dùng dao cạo giô-ăng cạo sạch mụi than bám trên đỉnh pít-tông



Hình 10.2 Cạo mụi than đỉnh pít-tông

Dùng dụng cụ làm sạch rãnh xéc-măng, hoặc dùng xéc-măng hư cạo sạch mụi

than bám trong rãnh xéc-măng như hình minh hoạ bên dưới



Hình 10.3 Dùng dụng cụ làm sạch rãnh xéc-măng



Hình 10.4 Dùng Xéc-măng hơi làm sạch rãnh xéc-măng

Sử dụng bàn chải và dung môi làm sạch triệt để pít-tông

Chú ý không dùng bàn chải sắt



Hình 10.5 Làm sạch triệt để pít-tông

Bước 2: Đo đường kính pít-tông

Sử dụng pan-me đo ngoài đo đường kính pít-tông đo như hình minh hoạ bên dưới.

Đường kính tiêu chuẩn là 88.469 đến 88.479 mm. Nếu không đúng thì thay mới pít-tông



Hình 10.6 Đo đường kính pít-tông

Bước 3: Đo đường kính trong xy-lanh

Dùng đồng hồ đo xy-lanh đo đường kính trong xy-lanh. Động cơ 2AZ-FE đo như

hình minh hoạ bên dưới.

Tiêu chuẩn 88.500 đến 88.513. Nếu giá trị trung bình của 4 vị trí đo vượt quá

88.633 mm thì thay xy-lanh

Hình 10.7 Đo đường kính trong xy-lanh


10.3.1.2 Kiểm tra khe hở chốt pít-tông

Bước 1: Sử dụng ca líp đo đường kính trong lỗ chốt pít-tông như hình minh hoạ.

Giá trị tiêu chuẩn là 22.001 đến 22.010 mm. Nếu giá trị đo lớn hơn tiêu chuẩn thì thay mới pít-tông



Hình 10.8 Đo đường kính lỗ chốt pít-tông

Bước 2: Đo đường kính ngoài của chốt pít-tông

Dùng Pan-me đo ngoài đo như hình minh hoạ bên dưới. Giá trị tiêu chuẩn là 21.997

đến 22.006 mm. Nếu giá trị đo lớn hơn tiêu chuẩn thì thay mới chốt pít-tông.

Hình 10.9 Đo đường kính chốt pít-tông


Bước 3: Đo đường kính trong của bạc đầu nhỏ thanh truyền

Dùng Ca líp đo như hình minh hoạ bên dưới. Giá trị tiêu chuẩn là 22.005 mm đến

22.014 mm. Nếu giá trị đo lớn hơn tiêu chuẩn thì thay mới bạc lót đầu nhỏ thanh truyền.



Hình 10.10 Đo đường kính trong của bạc lót đầu nhỏ

Bước 4: Từ kết quả đo được ở bước 1 và 2 ta tính ra được khe hở giữa chốt pít-tông

và pít-tông. Thông số tiêu chuẩn 0.001 đến 0.007 mm. Nếu khe hở tính ra lớn hơn

0.01mm thì phải thay chốt pít-tông và pít-tông.

Bước 5: Từ kết quả đo được ở bước 2 và 3 ta tính ra được khe hở giữa chốt pít-tông

và bạc lót đầu nhỏ thanh truyền. Thông sơ tiêu chuẩn 0.005 to 0.011 mm. Nếu giá trị đo lớn hơn 0.011mm thì thay mới chốt pít-tông và bạc đầu nhỏ thanh truyền.

10.3.2 Kiểm tra xéc-măng

10.3.2.1 Kiểm tra khe rãnh xéc-măng

Dùng thước lá và xéc-măng mới đo rãnh xéc-măng như hình minh hoạ bên dưới.

Nếu giá trị đo được lớn hơn giá trị tiêu chuẩn quy định thì thay mới pít-tông.

Bảng 10.1 Tiêu chuẩn rãnh xéc-măng

Loại

Quy định

Xéc-măng khí số 1

0.02 đến 0.07 mm

Xéc-măng khí số 2

0.02 đến 0.06 mm

Xéc-măng dầu

0.02 đến 0.07 mm



Hình 10.11 Đo rãnh xéc-măng

10.3.2.2 Kiểm tra khe hở miệng xéc-măng

Bước 1: Sử dụng pít-tông đẩy xéc-măng xuống vị trí như trong hình minh hoạ.



Hình 10.12 Đặt xéc-măng

Bước 2: Sử dụng thước lá đo khe hở miệng xéc-măng. So sánh giá trị đo với giá trị

tiêu chuẩn. Nếu giá trị đo lớn hơn giá trị tiêu chuẩn thì thay mới xéc-măng, ngay cả khi thay xéc-măng mới vào mà giá trị đo được vẫn lớn hơn giá trị chuẩn thì thay mới xylanh. Tham khảo bảng giá trị triêu chuẩn bên dưới



Hình 10.13 Kiểm tra khe hở miệng xéc-măng

Bảng 10.2 Giá trị đo tiêu chuẩn

Loại xéc-măng

Quy định

Xéc-măng khí số 1

0.24 đến 0.31 mm

Xéc-măng khí số 2

0.33 đến 0.43 mm

Xéc-măng dầu

0.1 đến 0.3 mm

Bảng 10.3 Giá trị lớn nhất cho phép

Loại xéc-măng

Quy định

Xéc-măng khí số 1

0.89 mm

Xéc-măng khí số 2

1.37 mm

Xéc-măng dầu

0.73 mm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên